Danh mục

Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 4

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 4 Sông Ba Sông Ba là một trong những hệ thống sông lớn nhất của tỉnh Phú Yên. Sông Ba phát nguyên từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyên Kontum, chảy qua các tỉnh Kontum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên. Sông có nhiều tên gọi khác nhau qua các địa bàn của tỉnh. Phần thượng lưu chảy qua địa bàn các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh, Phú Hoà, Tây Hoà có tên là sông Ba hay Ea Ba, Krông Pa. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 4 Phú Yên: Vài Thắng Cảnh 4Sông BaSông Ba là một trong những hệ thống sông lớn nhất của tỉnh Phú Yên. SôngBa phát nguyên từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyênKontum, chảy qua các tỉnh Kontum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên. Sôngcó nhiều tên gọi khác nhau qua các địa bàn của tỉnh. Phần thượng lưu chảyqua địa bàn các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh, Phú Hoà, Tây Hoà có tên làsông Ba hay Ea Ba, Krông Pa. Phần hạ lưu từ Đồng Cam đổ ra biển ở phíaNam thành phố Tuy Hoà thì có tên là sông Đà Rằng.Diện tích lưu vực ở thượng nguồn 13.220km2. Riêng địa phận Phú Yên, lưuvực chỉ có 2.420km2 và dài 90km. Sông Ba khi chảy đến Cheo Reo (PhúBổn) nhận thêm nước của phụ lưu Ayun Pa; đến giữa địa giới Phú Yên-GiaLai, nhận thêm nước của sông Krông Năng (dài 130km); đến địa phận huyệnSơn Hòa nhận nước của sông Hinh (dài 85km, phát nguyên từ núi Chư Mu,Dak Lak) và sông Cà Lúi, sông Thá.Ở thượng lưu, sông hẹp, sâu, lắm ghềnh nhiều thác, có những đoạn hai bờdốc thẳng đứng và sâu hoắm như đoạn đèo Tô Na (địa phận Cheo Reo);nhưng khi vào địa phận Phú Yên, do tiếp nhận nước từ các sông khác đổ vàonên sông lớn hơn, lòng sông bằng phẳng, giữa dòng có nhiều cồn lớn nổi lênnhư cồn Phú Lễ, cồn Ngọc Lãng tạo thành làng mạc trù phú.Phù sa sông Ba tạo nên cánh đồng phì nhiêu với diện tích trên 20.000ha.Chẳng những thế trên sông Ba còn có hai công trình thủy điện quan trọng làAyun Pa và thủy điện sông Ba Hạ.Sông Ba còn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ hiện đại và thơ ca dân gian:Nước sông Ba chảy qua Thạch HộiLỡ quen biết rồi, nỡ vội đi đâu...TRUYỀN THUYẾT:Sông Ba cũng có nhiều huyền thoại, và mỗi đoạn sông đều có một huyềnthoại riêng:Chuyện kể rằng, xưa kia vương quốc Hỏa Xá (Pơlao Apưi) thuộc lãnh địacủa người Giarai thường xuyên bị nắng hạn thiêu đốt khiến cỏ cây muôn vậtđều bị cháy khô, chết khát. Trong khi đó ở địa vực phía Tây-Nam thuộcvương quốc Thủy Xá (Pơtao Eâ) luôn có thần mưa làm mưa đều đặn, chẳngnhững thế mà Trời còn tạo ra biển Hồ mênh mông cho vương quốc này. SiuLuynh là thần dân của vương quốc Hỏa Xá được các thần linh chỉ bảo làphải tìm cho ra lưỡi gươm thần có khả năng tạo ra nước và lửa. Siu Luynhbái yết quốc vương nói rõ ý định rồi một mình lên đường tìm kiếm chiếcgươm thần kia. Ông đi mãi, đi mãi hết ngọn núi cao này đến rừng già khác,lội suối trèo non những mong cầm được thanh kiếm trong tay để tạo nguồnnước cho cả vương quốc đang chờ chết. Cuối cùng, Siu Luynh đã tìm đượclưỡi gươm về dâng lên cho vua Hỏa Xá. Từ khi có được thanh gươm thầntrong tay, vương quốc Hỏa Xá không còn bị hạn hán như xưa. Nhưng thanhgươm thần thì không còn tìm thấy nữa, vì vua Lửa đã cất giấu trong hang núigần bờ sông Ba đoạn hợp lưu với Ayun hạ khi ông chết. Ngày nay, ngườidân ở khu vực này vẫn còn tin thanh gươm đang ẩn mình đâu đó trong hangnúi sâu, dưới đáy con sông Ba và hy vọng một ngày nào đó, thanh gươmthần kia sẽ quay về với họ.Một truyền thuyết khác khá thú vị kể rằng, ngày xưa Trời phân định sông Balà sông anh, các sông Cà Lúi, sông Ea Nho, sông Krông Hinh, sông KrôngNăng, sông Con, sông Cau đều là sông em. Tuy phân định vai vế lớn nhỏ,nhưng tất cả các sông phải đúng giờ mới được chảy cùng một lúc để mangnước cho người dân, cuộn phù sa bồi đắp đồng ruộng, có đủ nước uống chotrâu bò chim muông và tưới cây cối… theo từng khu vực được chỉ địnhtrước. Thời gian các sông chảy được ấn định như sau: canh một chuẩn bị,canh hai chuyển mình, canh ba canh tư sẵn sàng và canh năm tất cả các sôngcùng chảy một lúc. Nhưng các sông em mải mê chơi không nghe lời dặn rõràng của Trời nên chỉ mới bắt đầu canh một, hai sông Ea Nho và Cà Lúichảy trước. Các sông em còn lại, sông thì chảy canh hai, sông chảy canh barất lộn xộn. Duy nhất chỉ có sông anh là sông Ba nghiêm túc, chuẩn bị kỹcàng đúng canh 5 mới bắt đầu chảy. Trên cao, Trời nhìn xuống thấy nướcsông Ba vừa mới bắt đầu, nước mới lấp lửng các bãi đá gốc dưới lòng sông,trong khi đó nước các sông em đã tràn đầy khiến Trời tức giận bắt tất cả cácsông em đều nhập chung vào sông Ba: sông Cà Lúi (tức sông Ea Talui=sông em út) nhập vào sông Ba tại buôn Chơ buôn Học; sông BàLá, EaNho nhập vào ở đoạn Phú Túc, Krông Năng nhập vào Krông Hinh và cả hainhập vào sông Ba tại Thạnh Hội, Nhiễu Giang; sông Con, sông Cau tại NgânĐiền. Sau đó Trời còn bắt các sông Krông Năng, Krông Hinh, sông Cau,sông Con phải chở đất thiệt tươi tốt màu mỡ để tạo thành đồng ruộng TuyHòa. Tất cả các sông đều không dám trái lệnh Trời, lập tức làm nhiệm vụ đểtạo thành các hợp lưu và cánh đồng màu mỡ ngày nay của Phú Yên.BÀU TRẠNH - PHÚ YÊNBàu Trạnh nằm ở phía dưới Bàu Hương, thuộc xã Hoà Mỹ Tây, huyện TâyHoà, tỉnh Phú Yên.Truyền thuyếtTruyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một ông lão chuyên sống bằng nghề bắtcá quanh khu vực bàu Hương. Buổi trưa nọ, ông lão mang dẹp đặt xuốngbầu xong, lên bờ ngồi nghỉ dưới bóng cây to. Nhìn xuống lòng hồ, bỗngnhiên ông thấy mặt nước xao động, rồi sau đó một con trạnh to ngoi lên, bơiquanh bàu rồi lại lặn xuống. Một lát sau, giữa mặt bàu mặt nước lại xaođộng và con trạnh lại nổi lên. Nhưng lần này trên lưng nó có hai ông lão râutóc bạc phơ, cốt cách nho nhã, ngồi đánh cờ trên lưng trạnh. Ông lão đánh cásửng sốt nhìn hai người đang mải mê đánh cờ, chợt cơn ho đột ngột nổi lên.Nghe tiếng động con trạnh lập tức lặn xuống đáy bàu và hai ông lão đangđánh cờ khi nãy cũng biến mất. Liền lúc đó, trời đất bỗng tối sầm, sấm chớpđùng đùng nổi lên, mưa gió kéo đến phủ kín khắp cả vùng. Nước bàu Hươngđang trong xanh leo lẻo liền biến thành màu đỏ bầm, loang kín các mép bờ.Mưa gió sấm chớp rồi cũng ngưng, mặt nước trở lại như cũ và ngay lúc đócó hai bóng trắng từ lòng bàu bay vụt lên trời cao, rồi biến mất nhanh nhưcái chớp mắt. Và lạ lùng thay, mặt nước khi nãy còn lưng lửng thì giờ đãtràn đầy bàu, chảy xuôi xuống phía đông mang theo xác con trạnh trôi đimột đoạn dài rồi mắc cạn, chắn ngang dòng chảy. Nước từ bàu cứ chảy àoào, lướt qua xá ...

Tài liệu được xem nhiều: