“Phức cảm Genji” trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami_2
Số trang: 1
Loại file: pdf
Dung lượng: 208.40 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không chỉ được coi là một tượng đài của văn học đương đại Nhật Bản, Haruki Murakami còn là nhà văn nổi tiếng khắp thế giới. Văn học Nhật Bản coi sự xuất hiện của Murakami như một cột mốc đánh dấu bước chuyển biến của một nền văn xuôi hiện đại: giai đoạn trước Murakami và sau Murakami.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Phức cảm Genji” trong tiểu thuyết "Kafka bên bờ biển" của Haruki Murakami_2 “Phức cảm Genji” trong tiểuthuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami Không chỉ được coi là một tượng đài của văn học đương đại Nhật Bản, HarukiMurakami còn là nhà văn nổi tiếng khắp thế giới. Văn học Nhật Bản coi sự xuất hiện củaMurakami như một cột mốc đánh dấu bước chuyển biến của một nền văn xuôi hiện đại: giaiđoạn trước Murakami và sau Murakami. Tên tuổi nhà văn cùng những tác phẩm best-sellercủa ông đã thực sự trở thành hiện tượng gây rung động trên văn đàn Nhật Bản và thế giới.Nhiều nhà văn Nhật thế hệ sau đã học tập phong cách tiểu thuyết của Murakami và coi ônglà thần tượng của mình. Có thể nói, sự xuất hiện của Haruki Murakami đã tạo ra “hiệu ứng”trong nền văn học Nhật Bản. Tác phẩm của ông, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết đã chinhphục một lượng độc giả khổng lồ trên khắp thế giới, nhất là giới trẻ. Haruki Murakami là một tài năng tiểu thuyết hiện đại bậc thầy. Cùng với tên tuổi củaRyu Murakami và Banana Yoshimoto, Haruki Murakami xuất hiện với một vị thế quan trọngtrong các công trình nghiên cứu lịch sử văn học hiện đại Nhật Bản như một minh chứng cho“sự khuôn mẫu” của tác phẩm Murakami ngay từ khi tác giả còn sinh thời. Một loạt tiểu thuyết xuất sắc của Murakami như: Rừng Nauy, Xứ sở kì diệu vô tình vànơi tận cùng thế giới, Biên niên kí chim vặn dây cót, Người tình Sputnik, Kafka bên bờbiển… đã được giới thiệu và phát hành rộng rãi trên thế giới với hơn 40 ngôn ngữ khác nhau. ỞViệt Nam, “cơn sốt” Murakami thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của giới phê bình nghiêncứu, của độc giả Việt Nam đối với “người kể chuyện” bằng trí tưởng tượng và huyền thoại bậcthầy này. Trong số những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Murakami, Rừng Na Uy (1987) cùngvới Kafka bên bờ biển (2002), đã gây tiếng vang lớn. Tạp chí The New York Time bìnhchọn Kafka bên bờ biển là một trong 10 tác phẩm văn học xuất sắc nhất năm 2005. Giải thưởngvăn học Franz Kafka 2006 cũng được trao cho tác phẩm này, bởi phong cách tiểu thuyết đầychất siêu thực, thông điệp mang tính toàn cầu và nhân bản sâu sắc của nhà văn. Murakamicùng Kafka bên bờ biển đã nhận được nhiều lời ngợi ca mà bất cứ một người cầm bút nào cũngao ước: “Một cuốn sách để- ngấu- nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu dai dẳng” (JohnUpdike),“Tiểu thuyết khác thường và mê hoặc nhất cho tới nay của thần tượng văn chươngNhật Haruki Murakami” (Vintage), “Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câuchuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâudài” (Hugo Barnacle). Và “… chưa bao giờ tôi gặp một cuốn sách thuyết phục được mình đếnthế bởi sự sáng tạo trong trần thuật và sự yêu thích kể chuyện… hấp dẫn vô cùng” (StuartJeffries, Guardian)(1). Nếu như văn học Nhật Bản cuối thế kỉ XX tập trung phân tích và khám phá bản ngã sâukín của con người, thì ở Kafka bên bờ biển, vấn đề này cùng với sự phức tạp của xã hội hiệnđại được Murakami đặt ra dưới dạng những ẩn dụ triết học và biểu tượng. Phương thức biểuhiện này đã thực sự thách thức trí tưởng tượng của độc giả. Chính vì vậy mà tác phẩm củaMurakami nói chung, Kafka bên bờ biển nói riêng rất “kén” người đọc và cách tiếp nhận nócũng rất khác nhau. Độc giả của Murakami phải có tâm thức huyền thoại; có khả năng mã hóacác biểu tượng và hiểu biết sâu rộng về triết học thì mới cảm nhận được cái hay, sức hấp dẫn lạthường của tác phẩm này. Phải khẳng định rằng tiểu thuyết Kafka bên bờ biển chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi kĩ thuậtviết văn phương Tây và không nhiều mối liên hệ với văn học truyền thống Nhật Bản (đó làcảm nhận ban đầu của không ít độc giả). Các nhà phê bình đã cố gắng chỉ ra rằng tiểu thuyếtnày là một hỗn hợp gồm có: Sophocles, phim kinh dị, truyện tranh Nhật Bản, cả yếu tố kì ảo,hoang đường của M. Bulgakov, của Franz Kafka… Đây là điều không ai có thể phủ nhận. Cácnhà văn lớn của Nhật Bản như Kawabata, Tanizaki,… và đến Murakami đều xác nhận mìnhchịu ảnh hưởng của văn chương phương Tây. Tác phẩm của họ mang nhiều dấu ấn của lối viếtvăn siêu thực, kì ảo, dòng ý thức… Giới phê bình văn học phương Tây, thậm chí cả các nhàphê bình gạo cội Nhật Bản cũng cho rằng: văn chương Murakami không có màu sắc Nhật Bản,là “xa rời truyền thống” và “nặng mùi bơ” (Kenzaburo Oe). Trả lời khi được phỏng vấn, Murakami đã tự bạch: “Trước đây, tôi muốn làm một nhàvăn ngoài lề Nhật Bản. Nhưng tôi vẫn là một nhà văn Nhật. Đây là đất nước tôi và gốc rễ của tôi.Tôi không thể trốn chạy khỏi Tổ quốc”(2). Vậy, có gì mâu thuẫn giữa ý kiến các nhà phê bình vớilời tự bạch của Murakami? Theo chúng tôi, bản sắc dân tộc Nhật Bản và diện mạo Murakami-nhà văn đương đại Nhật Bản, là sự hòa quyện thống nhất. Tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, cho dùlà sự tổng hợp của kĩ thuật viết văn thế giới: chủ nghĩa siêu thực, hiện thực kì ảo, bi kịch Hi Lạp,ảo giác, chiêm bao, định mệnh… thì cuốn sách vẫn chứa đựng rất nhiều thành tố văn hóa NhậtBản, vẫn được coi là “cuốn tiểu thuyết giàu màu sắc Nhật Bản nhất”. Là nhà văn đương đại, sinhra và lớn lên trong giai đoạn mà văn hóa phương Tây đã thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống NhậtBản, Murakami không thể không chịu ảnh hưởng của những trào lưu văn chương hiện đại.Nhưng mọi lí giải, cảm quan của ông gắn chặt với truyền thống văn hóa, văn học Nhật Bản. Tinhhoa Thiền tông, văn chương nữ tính thời Heian, các cảm thức thẩm mĩ truyền thống Nhật Bản(aware, sabi, wabi, yugen, karumi)… luôn ẩn hiện trong sáng tác của ông. Điều đó đã minhchứng cho mối dây liên hệ giữa cái cũ và mới, truyền thống và hiện đại trong quá trình sáng tạocủa mỗi nhà văn: “Không thể nào phủ nhận sự tồn tại song song của những yếu tố truyền thốngbên cạnh sự đổi mới. Một nhà văn, dù muốn đi tìm cái mới đến đâu, cũng không thể cắt đứt hoàntoàn với truyền thống. Nó có sẵn trong anh ta”(3). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Phức cảm Genji” trong tiểu thuyết "Kafka bên bờ biển" của Haruki Murakami_2 “Phức cảm Genji” trong tiểuthuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami Không chỉ được coi là một tượng đài của văn học đương đại Nhật Bản, HarukiMurakami còn là nhà văn nổi tiếng khắp thế giới. Văn học Nhật Bản coi sự xuất hiện củaMurakami như một cột mốc đánh dấu bước chuyển biến của một nền văn xuôi hiện đại: giaiđoạn trước Murakami và sau Murakami. Tên tuổi nhà văn cùng những tác phẩm best-sellercủa ông đã thực sự trở thành hiện tượng gây rung động trên văn đàn Nhật Bản và thế giới.Nhiều nhà văn Nhật thế hệ sau đã học tập phong cách tiểu thuyết của Murakami và coi ônglà thần tượng của mình. Có thể nói, sự xuất hiện của Haruki Murakami đã tạo ra “hiệu ứng”trong nền văn học Nhật Bản. Tác phẩm của ông, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết đã chinhphục một lượng độc giả khổng lồ trên khắp thế giới, nhất là giới trẻ. Haruki Murakami là một tài năng tiểu thuyết hiện đại bậc thầy. Cùng với tên tuổi củaRyu Murakami và Banana Yoshimoto, Haruki Murakami xuất hiện với một vị thế quan trọngtrong các công trình nghiên cứu lịch sử văn học hiện đại Nhật Bản như một minh chứng cho“sự khuôn mẫu” của tác phẩm Murakami ngay từ khi tác giả còn sinh thời. Một loạt tiểu thuyết xuất sắc của Murakami như: Rừng Nauy, Xứ sở kì diệu vô tình vànơi tận cùng thế giới, Biên niên kí chim vặn dây cót, Người tình Sputnik, Kafka bên bờbiển… đã được giới thiệu và phát hành rộng rãi trên thế giới với hơn 40 ngôn ngữ khác nhau. ỞViệt Nam, “cơn sốt” Murakami thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của giới phê bình nghiêncứu, của độc giả Việt Nam đối với “người kể chuyện” bằng trí tưởng tượng và huyền thoại bậcthầy này. Trong số những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Murakami, Rừng Na Uy (1987) cùngvới Kafka bên bờ biển (2002), đã gây tiếng vang lớn. Tạp chí The New York Time bìnhchọn Kafka bên bờ biển là một trong 10 tác phẩm văn học xuất sắc nhất năm 2005. Giải thưởngvăn học Franz Kafka 2006 cũng được trao cho tác phẩm này, bởi phong cách tiểu thuyết đầychất siêu thực, thông điệp mang tính toàn cầu và nhân bản sâu sắc của nhà văn. Murakamicùng Kafka bên bờ biển đã nhận được nhiều lời ngợi ca mà bất cứ một người cầm bút nào cũngao ước: “Một cuốn sách để- ngấu- nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu dai dẳng” (JohnUpdike),“Tiểu thuyết khác thường và mê hoặc nhất cho tới nay của thần tượng văn chươngNhật Haruki Murakami” (Vintage), “Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câuchuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâudài” (Hugo Barnacle). Và “… chưa bao giờ tôi gặp một cuốn sách thuyết phục được mình đếnthế bởi sự sáng tạo trong trần thuật và sự yêu thích kể chuyện… hấp dẫn vô cùng” (StuartJeffries, Guardian)(1). Nếu như văn học Nhật Bản cuối thế kỉ XX tập trung phân tích và khám phá bản ngã sâukín của con người, thì ở Kafka bên bờ biển, vấn đề này cùng với sự phức tạp của xã hội hiệnđại được Murakami đặt ra dưới dạng những ẩn dụ triết học và biểu tượng. Phương thức biểuhiện này đã thực sự thách thức trí tưởng tượng của độc giả. Chính vì vậy mà tác phẩm củaMurakami nói chung, Kafka bên bờ biển nói riêng rất “kén” người đọc và cách tiếp nhận nócũng rất khác nhau. Độc giả của Murakami phải có tâm thức huyền thoại; có khả năng mã hóacác biểu tượng và hiểu biết sâu rộng về triết học thì mới cảm nhận được cái hay, sức hấp dẫn lạthường của tác phẩm này. Phải khẳng định rằng tiểu thuyết Kafka bên bờ biển chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi kĩ thuậtviết văn phương Tây và không nhiều mối liên hệ với văn học truyền thống Nhật Bản (đó làcảm nhận ban đầu của không ít độc giả). Các nhà phê bình đã cố gắng chỉ ra rằng tiểu thuyếtnày là một hỗn hợp gồm có: Sophocles, phim kinh dị, truyện tranh Nhật Bản, cả yếu tố kì ảo,hoang đường của M. Bulgakov, của Franz Kafka… Đây là điều không ai có thể phủ nhận. Cácnhà văn lớn của Nhật Bản như Kawabata, Tanizaki,… và đến Murakami đều xác nhận mìnhchịu ảnh hưởng của văn chương phương Tây. Tác phẩm của họ mang nhiều dấu ấn của lối viếtvăn siêu thực, kì ảo, dòng ý thức… Giới phê bình văn học phương Tây, thậm chí cả các nhàphê bình gạo cội Nhật Bản cũng cho rằng: văn chương Murakami không có màu sắc Nhật Bản,là “xa rời truyền thống” và “nặng mùi bơ” (Kenzaburo Oe). Trả lời khi được phỏng vấn, Murakami đã tự bạch: “Trước đây, tôi muốn làm một nhàvăn ngoài lề Nhật Bản. Nhưng tôi vẫn là một nhà văn Nhật. Đây là đất nước tôi và gốc rễ của tôi.Tôi không thể trốn chạy khỏi Tổ quốc”(2). Vậy, có gì mâu thuẫn giữa ý kiến các nhà phê bình vớilời tự bạch của Murakami? Theo chúng tôi, bản sắc dân tộc Nhật Bản và diện mạo Murakami-nhà văn đương đại Nhật Bản, là sự hòa quyện thống nhất. Tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, cho dùlà sự tổng hợp của kĩ thuật viết văn thế giới: chủ nghĩa siêu thực, hiện thực kì ảo, bi kịch Hi Lạp,ảo giác, chiêm bao, định mệnh… thì cuốn sách vẫn chứa đựng rất nhiều thành tố văn hóa NhậtBản, vẫn được coi là “cuốn tiểu thuyết giàu màu sắc Nhật Bản nhất”. Là nhà văn đương đại, sinhra và lớn lên trong giai đoạn mà văn hóa phương Tây đã thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống NhậtBản, Murakami không thể không chịu ảnh hưởng của những trào lưu văn chương hiện đại.Nhưng mọi lí giải, cảm quan của ông gắn chặt với truyền thống văn hóa, văn học Nhật Bản. Tinhhoa Thiền tông, văn chương nữ tính thời Heian, các cảm thức thẩm mĩ truyền thống Nhật Bản(aware, sabi, wabi, yugen, karumi)… luôn ẩn hiện trong sáng tác của ông. Điều đó đã minhchứng cho mối dây liên hệ giữa cái cũ và mới, truyền thống và hiện đại trong quá trình sáng tạocủa mỗi nhà văn: “Không thể nào phủ nhận sự tồn tại song song của những yếu tố truyền thốngbên cạnh sự đổi mới. Một nhà văn, dù muốn đi tìm cái mới đến đâu, cũng không thể cắt đứt hoàntoàn với truyền thống. Nó có sẵn trong anh ta”(3). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3397 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 457 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 313 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0