Bỏng là tình trạng tổn thương gây ra bởi sức nhiệt, hóa chất, bức xạ, điện năng. Thông thường các tổn thương này chỉ ở mức da, nhưng cũng có gặp tổn thương bỏng sâu đến tận các tổ chức dưới da như gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh,… Việc chẩn đoán diện tích bỏng có ý nghĩa khá quan trọng, giúp tiên lượng và đinh hướng điều trị kịp thời. Có nhiều cách chẩn đoán diện tích bỏng khác nhau, và được sử dụng phối hợp một cách linh hoạt để có thể xác định một cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG Câu 1: PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG Ngô Minh Thắng- LớpDY1B I. Đại cương: Bỏng là tình trạng tổn thương gây ra bởi sức nhiệt, hóa chất, bức xạ, điện năng. Thôngthường các tổn thương này chỉ ở mức da, nhưng cũng có gặp tổn thương bỏng sâu đến tận cáctổ chức dưới da như gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh,… Việc chẩn đoán diện tích bỏng có ý nghĩa khá quan trọng, giúp tiên lượng và đinh hướngđiều trị kịp thời. Có nhiều cách chẩn đoán diện tích bỏng khác nhau, và được sử dụng phối hợpmột cách linh hoạt để có thể xác định một cách nhanh và chính xác nhất diện tích vùng bị tổnthương. Bình thường, diện tích da của cơ thể khoảng 14000 – 16000 cm2 đối với người trưởngthành, với trẻ em thì diện tích da được xác định theo lứa tuổi như sau: Trẻ sơ sinh: 2500cm2 Trẻ 1 tuổi: 3000cm2 Trẻ 2 tuổi: 4000cm2 Trẻ 3 tuổi: 5000cm2 Trẻ 4-6 tuổi: 6000cm2 Trẻ 7-8 tuổi: 8000cm2 Trẻ 9-15 tuổi: số tuổi + 000 II. Các cách xác định diện tích bỏng: Diện tích tổn thương được tính và quy ra thành tỉ lệ phần trăm so với tổng diện tích da, đượcphép sai sót 3 – 5 %. Có 3 phương pháp chính hay dùng để xác định diện tích bỏng: 1. Phương pháp Blokhin: Sử dụng chính bàn tay của bệnh nhân: - Quy ước: 1 gan tay hoặc 1 mu tay của bệnh nhân (khi khép các ngón) tương đương 1% - Tính diện tích các vùng tổn thương trên cơ sở so sánh với diện tích này - Thường áp dụng cho các trường hợp bỏng nhỏ, rải rác. 2. Phương pháp Walace (Phương pháp con số 9): Vùng Tỉ lệ diện tích Vùng Tỉ lệ diện tích - Đầu mặt cổ 9% - 1 chi trên 9% - Thân trước 18% - 1 đùi 9% - Thân sau 18% - 1 cẳng chân + 9% - Vùng sinh dục 1% bàn chân 3. Phương pháp của Lê Thế Trung (Phương pháp 1:3:6:9): - Các vùng có diện tích 1%: - Các vùng có diện tích 6%: + 1 gan hoặc mu tay + Cẳng chân + cổ + Hai mông + gáy - Các vùng có diện tích 9%: + sinh dục hoặc tầng sinh môn + 1 chi trên + 1 đùi - Các vùng có diện tích 3%: + 1 đầu mặt cổ + Da đầu có tóc + Mặt - Các vùng có diện tích 18%: + Cẳng tay + Thân trước + Cánh tay + Thân sau (gồm cả 2 mông) + Bàn chân + 1 chi dưới Riêng đối với Trẻ em, do từng phần cơ thể phát triển không đều nhau, nên hay dùng phươngpháp Blokhin hoặc bảng tính sẵn như sau: Vùng 1 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 15 tuổi Đầu mặt 17 (-4) 13 (-3) 10 (-2) 8 Hai đùi (-4) 13 (+3) 16 (+2) 18 (+1) 19 Hai cẳng chân (-3) 10 (+1) 11 (+1) 12 (+1) 13 III. Cách ghi chẩn đoán bỏng: Tác nhân bỏng - Diện tích bỏng (Diện tích bỏng sâu) Bỏng Biến chứng, Thời gian Độ bỏng - Vị trí bỏng Ví dụ: Ống xả xe máy – 80 cm2 (50 cm2) Bỏng Bội nhiễm Ngày thứ 3 Độ III, IV - Cẳng chân T Câu 2: PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỘ SÂU CỦA BỎNG THEO LÊ THẾ TRUNG Ngô Minh Thắng- LớpDY1B I. Đại cương: Bỏng là tình trạng tổn thương gây ra bởi sức nhiệt, hóa chất, bức xạ, điện năng. Thôngthường các tổn thương này chỉ ở mức da, nhưng cũng có gặp tổn thương bỏng sâu đến tận cáctổ chức dưới da như gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh,… Tùy thuộc vào các tác nhân gây bỏng khác nhau, thời gian tác động lên vị trí tổn thươngkhác nhau, mà mức độ sâu của tổn thương cũng là khác nhau. Việc xác định được độ sâu củatổn thương bỏng là rất cần thiết trong định hướng điều trị và tiên lượng. Có nhiều phương pháp chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng khác nhau, nhưng chung quylại, bao gồm hai mức độ chính là bỏng nông và bỏng sâu. Từ 2 độ này, có nhiều cách phân chiacác mức độ nhỏ hơn. Trong đó: - Bỏng nông: Các tổn thương chỉ ở lớp biểu bì, hoặc tối đa đến lớp trung bì nông, việc hồiphục chủ yếu nhờ vào quá trình biểu mô hóa của các thành phần còn lại của da (TB mầm, TBbiểu mô ống tuyến,…), nên có thể tự liền. - Bỏng sâu: Các tổn thương có thể đến hết lớp da và xuống tận các cơ quan dưới da, nênthường khó tự liền được, và quá trình hồi phục giống như sự liền của 1 vết thương phần mềm. II. Cấu tạo của da: Da gồm có 3 lớp chính là Biểu bì (Epidermis), Trung bì (Dermis) và Hạ bì (Hypodermis): - Biểu bì: là biểu mô lát tầng, bao gồm 4 – 5 lớp, với các lớp chính là lớp mầm, lớp hạt, lớpgai, lớp sừng. - Trung bì: gồm các tổ chức liên kết như nguyên bào sợi, TB sợi, các mạch máu và thần kinhcủa da, các tuyến mồ hôi và tuyến bã, các sợi tạo keo, sợi chun,…, ngăn cách với biểu bì bởiMàng đáy. - Hạ bì: Gồm các mô liên kết khá lỏng lẻo, chứa nhiều tổ chức mỡ, có mạng mạch máu vàthần kinh dưới da. III. Chẩn đoán độ sâu của bỏng theo phương pháp của Lê Thế Trung: Có nhiều cách phân loại độ sâu của bỏng, như phân thành 2 độ, 3 độ, 4 độ, 5 độ, 6 độ. Quanđiểm của Gs Lê Thế Trung phân chia độ sâu của bỏng thành 5 độ như sau: 1. Độ I: - Tổn thương chỉ ở lớp nông của biểu bì - Biểu hiện: Da khô, đỏ nề, rát, nóng (điển hình là bỏng nắng), ít khi thấy nốt phỏng nước - Tự khỏi sau khoảng ...