Thông tin tài liệu:
Bài viết Phương pháp đánh giá và so sánh sự đa dạng của các bộ mẫu côn trùng đánh giá tiến bộ về sự đa dạng loài so với phương pháp đánh giá truyền thống trước đây như ở Việt Nam chỉ sử dụng chỉ số của Sørensen (chỉ dựa vào một mặt đó là thành phần loài để đánh giá và so sánh giữa các bộ mẫu hoặc giữa các quần xã).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp đánh giá và so sánh sự đa dạng của các bộ mẫu côn trùngBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0037 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC BỘ MẪU CÔN TRÙNG Bùi Thị Chính1, Nguyễn Thị Kim Cơ1, Trần Văn Giang1, Trần Quốc Dung1, Nguyễn Văn Thuận1, Ngô Văn Bình1,* Tóm tắt. Cách nhận biết và phân loại các nhóm côn trùng đến taxon bậc Bộ đối với sinh viên ngành Sư phạm Sinh học là cần thiết khi học thực hành Động vật không xương sống. Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu được hướng dẫn chi tiết. Bằng cách sử dụng các chỉ số đa dạng tiến bộ để đánh giá và so sánh sự đa dạng giữa các bộ mẫu, sử dụng phương pháp Rarefaction để đánh giá nhanh bộ mẫu dưới dạng các đường cong phân bố. Các kết quả cho thấy nhiều ưu điểm của chỉ số Simpson và Shannon khi xem xét và đánh giá bộ mẫu một cách toàn diện, những hạn chế khi sử dụng chỉ số Srensen, những tiến bộ khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến kiến thức sinh thái học quần xã như sự ảnh hưởng của các taxon quý hiếm (taxon chỉ thu được một vài cá thể trong bộ mẫu) và các taxon phổ biến (taxon có số lượng cá thể lớn trong bộ mẫu) thông qua các đường cong phân bố. Từ khóa: Chỉ số đa dạng, côn trùng, Insecta, phương pháp đánh giá, Shannon, Simpson.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Sinh học của Trường Đại họcSư phạm, Đại học Huế có học phần Thực hành Động vật học động vật không xương sống.Việc chọn đối tượng là côn trùng để dạy một bài thực hành về phương pháp nhận biết,phân loại học và đánh giá sự đa dạng của một bộ mẫu là cần thiết. Bên cạnh danh lụcthành phần loài của mỗi bộ mẫu, khi đánh giá sự đa dạng của một bộ mẫu hoặc so sánhtính đa dạng loài giữa các bộ mẫu (hoặc giữa các quần xã), người đánh giá cần quan tâmđến số lượng cá thể tương ứng với mỗi loài (hoặc mỗi taxon) và mức độ phân bố số lượngcá thể giữa các loài hoặc giữa các taxon. Đây là một phương pháp đánh giá tiến bộ về sựđa dạng loài so với phương pháp đánh giá truyền thống trước đây như ở Việt Nam chỉ sửdụng chỉ số của Sørensen (chỉ dựa vào một mặt đó là thành phần loài để đánh giá và sosánh giữa các bộ mẫu hoặc giữa các quần xã). Giả định một quần xã A có 10 loài và mỗi loài có 10 cá thể tương ứng (tổng số là100 cá thể). Ngược lại một quần xã B cũng có 10 loài với 100 cá thể, nhưng có một loài(loài ưu thế) chiếm đến 91 % số lượng cá thể trong quần xã B, 9 % số lượng cá thể còn lạichia đều cho 9 loài khác. Một câu hỏi đặt ra là liệu hai quần xã A và B này có sự đa dạnggiống nhau hay không? Simpson (1949) đã trả lời “No” tức là sự đa dạng loài giữa haiquần xã này không bằng nhau. Ngược lại, nếu chúng ta sử dụng chỉ số của Sørensen(1948) thì hai quần xã này hoàn toàn bằng nhau và chỉ số sẽ bằng 1 (đây là một nhược1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế* Email: ngovanbinh@dhsphue.edu.vnPHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 335điểm của chỉ số Sørensen khi đánh giá và so sánh sự đa dạng loài giữa các quần xã). Mặcdù chỉ số đa dạng của Simpson chỉ công bố sau một năm so với chỉ số Sørensen nhưngđược các nhà sinh thái học hàng đầu thế giới chấp nhận và sử dụng cho đến nay do chỉ sốnày quan tâm đánh giá trên cả hai mặt là định tính và định lượng. Bài báo này sử dụng hai bộ mẫu côn trùng đã được thu thập trước đó ở vùng lõi vàvùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế để hướng dẫn sinh viên cáchđánh giá và so sánh, cách thu mẫu và nhận biết các nhóm côn trùng đến taxon bậc Bộ. Sửdụng chỉ số đa dạng của Simpson (1949) và chỉ số đồng đều “Evenness Index” củaShannon (1949) để đánh giá và so sánh sự đa dạng của mỗi bộ mẫu. Sử dụng phương pháp“Rarefaction” (sự ảnh hưởng của các loài phổ biến và loài quý hiếm) để đánh giá tính đadạng loài dưới dạng các đường cong sinh trưởng.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp để thu mẫu Hiện có khá nhiều phương pháp để thu mẫu côn trùng như thu mẫu trực tiếp bằngtay hoặc kẹp, sử dụng các loại vợt, lưới đánh bắt hay bẫy côn trùng, dùng ống hút, bả côntrùng, bẫy đèn, bẫy hố, bẫy màn treo, lưới quét… Nhìn chung, phương pháp thu mẫu đượctham khảo từ Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Quảng Trường (2015). Để có cơ sở so sánh giữacác bộ mẫu (giữa các quần xã), người dạy cần chú ý đến cường độ thu mẫu của sinh viêngiữa các nhóm như phương pháp đã sử dụng, số lượng sinh viên của mỗi nhóm, thời gianthu mẫu… sao cho có sự tương đồng. Thường thì mỗi nhóm khoảng 5 đến 10 sinh viên thumẫu theo tuyến ở những vùng có điều kiện sinh thái khác nhau như vùng lõi và vùng đệmcủa Vườn quốc gia Bạch Mã. Mẫu sau khi thu được bảo quản trong các chai lọ có chứacồn 70 độ với các nhãn ký hiệu mẫu, sau đó vận chuyển về phòng thí nghi ...