Phương pháp day bấm huyệt chữa ù tai
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.98 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dù không có tổn thương thực thể nào được tìm thấy khi khám tai, song chúng ta lại rất khổ sở bởi tình trạng tai bị ù hoặc bị điếc ở một hay cả hai bên. Hai chứng trạng này rất hay gặp ở người có tuổi và thường đi kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi cổ gáy…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp day bấm huyệt chữa ù taiPhương pháp day bấm huyệt chữa ù taiDù không có tổn thương thực thể nào được tìm thấy khi khám tai, song chúng ta lạirất khổ sở bởi tình trạng tai bị ù hoặc bị điếc ở một hay cả hai bên.Hai chứng trạng này rất hay gặp ở người có tuổi và thường đi kèm theo các triệu chứngkhác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi cổ gáy…trong các bệnh huyếtáp cao hoặc thấp, thiểu năng tuần hoàn não, hư xương sụn cột sống cổ, rối loạn thần kinhthực vật, suy nhược thần kinh…Trong y học cổ truyền, tai ù và tai điếc thuộc phạm vi các chứng “nhĩ lung”, “nhĩ minh”và thường được liên hệ với tình trạng bệnh lý của tạng Thận. Để điều trị hai chứng bệnhnày, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, tập luyện dưỡng sinh khí công…, cácthầy thuốc đời xưa còn khuyên người bệnh nên tự day bấm một số huyệt vị trên cơ thể.Dưới đây, xin được giới thiệu một trong những quy trình đó để bạn đọc có thể tham khảovà vận dụng khi cần thiếtDay bấm huyệt Thính cung và Ế phongDùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day bấm lần lượt hai huyệt, mỗi huyệt trong 2phút. Vị trí huyệt Thính cung: ở chỗ lõm ngang phía trước và giữa chân nắp tai. Vị tríhuyệt Ế phong: ở chỗ lõm giữa xương hàm dưới và xương chũm, sát bờ dưới của dái taikhi ép vào sát xương.Day bấm huyệt Ế minhDùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt Ế minh trong 2phút. Vị trí huyệt Ế minh: ở ngay dưới điểm chót của xương chũm.Day bấm huyệt Phong trìĐặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, bốn ngón tay còn lại ôm chặt lấy đầu, dùng lực daybấm trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tức nóng phía sau đầu là được. Vị trí huyệt Phongtrì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, ấn có cảm giác tức nặng,mỗi bên một huyệt.Xoa vành taiĐặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho haitai có cảm giác nóng lên là được. Cũng có thể dùng các ngón tay bật vành tai từ sau ratrước hoặc lấy ngón tay miết lòng vành tai từ 10 – 20 lần.Xoa bóp taiDùng hai bàn tay áp chặt lỗ tai rồi đột nhiên buông ra, làm như vậy 10 lần. Tiếp tục áphai tay vào lỗ tai, các ngón tay để ở xương chẩm sau đầu, rồi bật ngón tay trỏ xuốngxương chẩm 10 lần.Xát lưngDùng hai bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống, xát từ trênxuống dưới và ngược lại trong 2 phút sao cho vùng lưng nóng lên là được.Day bấm huyệt Thái khêDùng hai ngón tay cái day bấm đồng thời cả hai huyệt Thái khê trong 2 phút. Vị trí huyệtThái khê: chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá chân trong và bờ sau gân gót.Để đạt được hiệu quả cao, quy trình trên phải được thực hiện kiên trì, đều đặn và đúngcách. Thông thường, mỗi ngày làm từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Có thể dùngthêm một vài loại trà dược hoặc tửu dược để tăng cường tác dụng. Ví dụ: Trà Thông nhĩ(tang diệp 9g, hoàng cầm 9g, tri mẫu 9g, ké đầu ngựa 9g, thạch xương bồ 9g, địa cốt bì12g, tang bạch bì 12g, tất cả thái vụn, sao thơm, hãm nước uống thay trà trong ngày);Rượu Thông nhĩ (mộc thông 20g, thạch xương bồ 80g, từ thạch 30g, rượu trắng 1700 ml;các vị thuốc tán nhỏ, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau chứng 7 ngày thì dùngđược, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp day bấm huyệt chữa ù taiPhương pháp day bấm huyệt chữa ù taiDù không có tổn thương thực thể nào được tìm thấy khi khám tai, song chúng ta lạirất khổ sở bởi tình trạng tai bị ù hoặc bị điếc ở một hay cả hai bên.Hai chứng trạng này rất hay gặp ở người có tuổi và thường đi kèm theo các triệu chứngkhác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi cổ gáy…trong các bệnh huyếtáp cao hoặc thấp, thiểu năng tuần hoàn não, hư xương sụn cột sống cổ, rối loạn thần kinhthực vật, suy nhược thần kinh…Trong y học cổ truyền, tai ù và tai điếc thuộc phạm vi các chứng “nhĩ lung”, “nhĩ minh”và thường được liên hệ với tình trạng bệnh lý của tạng Thận. Để điều trị hai chứng bệnhnày, ngoài các biện pháp dùng thuốc, châm cứu, tập luyện dưỡng sinh khí công…, cácthầy thuốc đời xưa còn khuyên người bệnh nên tự day bấm một số huyệt vị trên cơ thể.Dưới đây, xin được giới thiệu một trong những quy trình đó để bạn đọc có thể tham khảovà vận dụng khi cần thiếtDay bấm huyệt Thính cung và Ế phongDùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day bấm lần lượt hai huyệt, mỗi huyệt trong 2phút. Vị trí huyệt Thính cung: ở chỗ lõm ngang phía trước và giữa chân nắp tai. Vị tríhuyệt Ế phong: ở chỗ lõm giữa xương hàm dưới và xương chũm, sát bờ dưới của dái taikhi ép vào sát xương.Day bấm huyệt Ế minhDùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt Ế minh trong 2phút. Vị trí huyệt Ế minh: ở ngay dưới điểm chót của xương chũm.Day bấm huyệt Phong trìĐặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, bốn ngón tay còn lại ôm chặt lấy đầu, dùng lực daybấm trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tức nóng phía sau đầu là được. Vị trí huyệt Phongtrì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, ấn có cảm giác tức nặng,mỗi bên một huyệt.Xoa vành taiĐặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho haitai có cảm giác nóng lên là được. Cũng có thể dùng các ngón tay bật vành tai từ sau ratrước hoặc lấy ngón tay miết lòng vành tai từ 10 – 20 lần.Xoa bóp taiDùng hai bàn tay áp chặt lỗ tai rồi đột nhiên buông ra, làm như vậy 10 lần. Tiếp tục áphai tay vào lỗ tai, các ngón tay để ở xương chẩm sau đầu, rồi bật ngón tay trỏ xuốngxương chẩm 10 lần.Xát lưngDùng hai bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống, xát từ trênxuống dưới và ngược lại trong 2 phút sao cho vùng lưng nóng lên là được.Day bấm huyệt Thái khêDùng hai ngón tay cái day bấm đồng thời cả hai huyệt Thái khê trong 2 phút. Vị trí huyệtThái khê: chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá chân trong và bờ sau gân gót.Để đạt được hiệu quả cao, quy trình trên phải được thực hiện kiên trì, đều đặn và đúngcách. Thông thường, mỗi ngày làm từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Có thể dùngthêm một vài loại trà dược hoặc tửu dược để tăng cường tác dụng. Ví dụ: Trà Thông nhĩ(tang diệp 9g, hoàng cầm 9g, tri mẫu 9g, ké đầu ngựa 9g, thạch xương bồ 9g, địa cốt bì12g, tang bạch bì 12g, tất cả thái vụn, sao thơm, hãm nước uống thay trà trong ngày);Rượu Thông nhĩ (mộc thông 20g, thạch xương bồ 80g, từ thạch 30g, rượu trắng 1700 ml;các vị thuốc tán nhỏ, đựng vào túi vải rồi đem ngâm rượu, sau chứng 7 ngày thì dùngđược, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml).
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp day bấm huyệt chữa ù tai y học cổ truyền cây thuốc nam ứng dụng Bài thuốc nam thuốc Nam chữa bệnh cách chăm sóc sức khỏeTài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 288 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 237 0 0 -
7 trang 200 0 0
-
6 trang 191 0 0
-
120 trang 176 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 174 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 167 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 155 5 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 152 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 127 0 0