Danh mục

Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 6

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.45 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tin cơ bản Giáo dục đạo đức là sự tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía, với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức từ xưa đến nay đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định. “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 6Thông tin cơ bảnGiáo dục đạo đức là sự tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía, với nhữnghình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người hành vi phù hợp chuẩn mựcđạo đức của xã hội.Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức từ xưa đến nay đã được nhiều nhà giáodục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định. “Đạo đức như gốc của cây,ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặngvà đi được xa” (Hồ Chí Minh). Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện củacon người. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho mọi người là việc làm có tầm quantrọng đặc biệt và rất cần thiết, vì đạo đức không tự có, nó chỉ được hình thành quacon đường giáo dục và tự giáo dục.Nhờ giáo dục đạo đức, con người trau dồi được những phẩm chất tốt và khôngngừng hoàn thiện bản thân mình. Thực tiễn đạo đức đã chứng minh người được rènluyện những phẩm chất đạo đức tốt, có thể không thể thành nhân tài, nhưng nhấtđịnh sẽ hữu ích trong cuộc sống. Người có tài nhưng thiếu đức, chẳng những khóthành công trong cuộc sống mà có khi trở thành kẻ phá hoại. Xin nhắc lại một lầnnữa lời dạy của Hồ Chủ tịch : “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đứcmà không có tài thì làm gì cũng khó”. Nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiệnnay, nhiều giá trị đạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ chế thịtrường làm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi người nói chung, cho học sinhnói riêng không chỉ là vấn đề quốc gia, mà còn là vấn đề quốc tế.Xin dẫn ra một số danh ngôn về vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức để các bạncùng tham khảo.(1) “Thiên nhiên đã trao vào tay con người một vũ khí - đó là sức mạnh trí tuệ vàđạo đức, nhưng con người có thể sử dụng vũ khí đó theo những hướng ngược lại ;vì thế con người thiếu những nguyên tắc đạo đức sẽ là một con người bất lương vàhoang dã, thấp hèn trong những bản năng”. (A-rít-xtốt)(2) “Hiện tượng đạo đức là bài toán chủ yếu của giáo dục, nó quan trọng hơn nhiềuso với việc phát triển trí tuệ nói chung, việc chứa đầy đầu những kiến thức”.(K.Đ.U-sin-xki)(3) “Tất cả những ai muốn trở thành người công dân có ích, trước hết phải học cáchlàm người”. (K.Đ.U-sin-xki)(4) “Tất cả mọi chiến thắng bắt đầu bằng sự chiến thắng bản thân”. (L.M.Lê-ô-nốp)(5) “Hãy tốt bụng và nhạy cảm với mọi người. Hãy giúp đỡ bạn bè trong hoạn nạn.Hãy kính trọng bố mẹ : Họ đem lại cho anh cuộc sống, giáo dục anh, họ muốn anhtrở thành một công dân trung thực,... một người có trái tim trong sạch, có trí ócsáng suốt, có tâm hồn nhân hậu và đôi tay vàng”. (V.A.Xu-khôm-lin-xki)Những triết lí sâu sắc trên đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người.Đánh giá hoạt động 1 Câu 1 : Giáo dục đạo đức có vai trò như thế nào trong đời sống của con người ? Vì sao? Câu 2 : Có ý kiến cho rằng : Nhà trường cần tập trung vào giáo dục trí lực cho học sinh thật tốt, còn giáo dục đạo đức tự học sinh sẽ tích luỹ được trong cuộc sống sau này”. Bạn hãy cho biết thái độ của bạn trước ý kiến đó và giải thích vì sao. a) Đồng tình b) Lưỡng lự c) Phản đối Câu 3 : Bạn có trách nhiệm gì khi trong lớp mình chủ nhiệm có học sinh lười học ? Bạn hãy điền dấu x vào ô thích hợp. a) Giao cho đội thiếu niên giải quyết. b) Phối hợp với gia đình cùng tìm biện pháp giúp đỡ học sinh đó. c) Thông báo cho gia đình học sinh tự giải quyết. d) Không quan tâm.4.2. Sự cần thiết và nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu họcHoạt động 2. GIẢI THÍCH VÌ SAO PHẢI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. CHỈ RA NHỮNG NHIỆM VỤ CỤTHỂ CỦA NÓThời gian : 30 phútNhiệm vụ * Bạn hãy đọc thông tin cơ bản và trả lời các câu hỏi : - Vì sao phải giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ? - Hãy liệt kê các nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường tiểu học. Nhiệm vụ nào là quan trọng hàng đầu ? - Điền dấu x vào ô trước những ý kiến nói về nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. a) Làm cho học sinh có hiểu biết toàn diện về cuộc sống. b) Giúp học sinh hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống của học sinh, từ đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội. c) Giúp học sinh hiểu biết các phạm trù đạo đức. d) Bồi dưỡng xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức. Hình thành niềm tin đạo đức. đ) Tạo tiền đề để học tốt các môn học trong chương trình tiểu học. e) Rèn thói quen hành vi đúng chuẩn mực, biết hành động phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc trong thờ ...

Tài liệu được xem nhiều: