Danh mục

Phương pháp dạy hoá học - Phần 5

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 633.95 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở thí nghiệm 11: điều chế SO2, tính khử của SO2, nếu thay dung dịch KMnO4 trong bình Drexen 2 bằng các dung dịch Br2, I2, K2Cr2O7 thì sẽ có hiện tượng như thế nào? Giải thích và viết các phương trình phản ứng xảy ra? BÀI 2 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ PHÂN NHÓM VA I. MỤC TIÊU: - Rèn luyện kĩ năng thực hành tiến hành thí nghiệm an toàn, chính xác. - Củng cố các kiến thức khái niệm về axit-bazơơ và về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp dạy hoá học - Phần 5 b/ Ở thí nghiệm 11: điều chế SO2, tính khử của SO2, nếu thay dung dịch KMnO4trong bình Drexen 2 bằng các dung dịch Br2, I2, K2Cr2O7 thì sẽ có hiện tượng như thếnào? Giải thích và viết các phương trình phản ứng xảy ra?BÀI 2 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ PHÂN NHÓM VA I. MỤC TIÊU: - Rèn luyện kĩ năng thực hành tiến hành thí nghiệm an toàn, chính xác. - Củng cố các kiến thức khái niệm về axit-bazơơ và về điều kiện xảy ra phản ứng traođổi ion trong dung dịch các chất điện li. - Thí nghiệm chứng minh : + Tính tan nhiều của amoniac + Tính chất oxi hoá mạnh của axit nitric + Điều chế và thử HNO3 trong phòng thí nghiệm + Phân biệt các loại phân bón hoá học - Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm với lượng nhỏ hóa chất. II. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT: DỤNG CỤ HÓA CHẤT Ống nghiệm (6) Dung dịch HCl 0,1M Đế sứ (1) Dung dịch NaOH 0,1M Ống hút nhỏ giọt (5) Dung dịch NH4Cl 0,1M Thìa xúc hoá chất bằng thuỷ tinh (1) Dung dịch CuSO4 0,1M Kẹp ống nghiệm (4) Dung dịch CH3COONa 0,1M Bình cầu đáy tròn 250ml (1) Dung dịch NH3 đặc Erlen 250 ml (2) Dung dịch Na2CO3 đặc Chậu thuỷ tinh (1) Dung dịch CaCl2 đặc Giá thí nghiệm (1) Dung dịch Na2SO4 Ống dẫn khí (5) Dung dịch NaCl Nút cao su (5) Dung dịch Ba(OH)2 Đèn cồn (2) Giấy đo độ pH Nút cao su 2 lỗ NH4Cl (rắn) Que đóm KMnO4(rắn) CaO (rắn) Cu kim loại , than 96 HNO3 đặc HNO3 2M Dung dịch AgNO3 Dung dịch AlCl3 Dung dịch NaOH Dung dịch BaCl2 Dung dịch nước vôi trong Phân amonisunfat Phân Kali nitrat Phân supephotphat kép Dung dịch phenolphtalein III. PHẦN THỰC HÀNH : III.1. Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ , Phản ứng trao đổi trong dung dịch cácchất điện ly . - Đặt một mẩu giấy pH trên đĩa thuỷ tinhhoặc đế sứ. - Nhỏ lên mẩu giấy đó 1 giọt dung dịchHCl 0,1M. - So sánh màu của mẩu giấy với mẩuchuẩn để biết giá trị pH. - Làm tương tự như trên, nhưng thay Hình 2.1dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: NH4Cl, NaCH3COO, NaOH đều cónồng độ 0,1 mol/lit. - Quan sát hiện tượng, so sánh màu từng mẩu với mẩu chuẩn. Giải thích. III.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li - Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CaCl2 đặc, nhỏ tiếp vào khoảng 2mldung dịch Na2CO3 đặc. Nhận xét màu kết tủa tạo thành. - Hoà tan kết tủa thu được ở trên bằng dung dịch HCl loãng. Quan sát hiện tượng xảy ra. Hình 2.2A 97 - Lấy vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọtdung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. - Nhỏ tiếp từ từ dung dịch HCl loãng vào, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi dung dịchmất màu. - Giải thích hiện tượng quan sát được. Hình 2.2B Điều chế kết tủa Cu(OH)2: cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch CuSO4, rồi cho tiếpvào 1ml dung dịch NaOH. - Thêm từ từ dung dịch NH3 vào kết tủa thu được ở trên dùng đũa thuỷ tinh khuấynhẹ. Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra. Hình 2.2C III.3. Thí nghiệm 3: Điều chế khí amoniac và thử tính chất của dung dịchamoniac: a. Điều chế khí amoniac: - Trộn kĩ hỗn hợp NH4Cl và CaO với tỉ lệ bằng nhau cho vào một bình cầu khô (a) (lượng hỗn hợp chiếm khoảng nửa bình). Đậy miệng bình kín bằng nút cao su kèm ống dẫn khí. - Đặt bình (a) lên vòng kiềng của giá thí nghiệm. Chụp một bình cầu (b) lên ống dẫn khí và miệng bình (a) (xem hình vẽ). - Chuẩn bị sẵn một chậu nước 500 ml đã nhỏ vào 20 giọt dung dịch phenolphtalein. 98 Hình 2.3A - Đun bình (a) dưới ngọn lửa đèn cồn, dùng giấy quì đỏ đặt ở miệng bình (b) đểnhận biết khí NH3 đã đầy chưa. - Khi khí NH3 đã đầy bình, nhấc bình (b) ra khỏi ống dẫn khí, đậy miệng bình bằngnút cao su có ống dẫn khí ngắn bằng thuỷ tinh, dùng tay bịt đầu ống dẫn khí (thực hiệntiếp thí nghiệm sau). b. Thử tính chất của dung dịch amoniac: - Cho đầu ống dẫn khí nhúng sâu trong chậu nước (đã chuẩn bị trước), lấy lên, lắc nhẹ (dùng ngón tay trỏ bịt đầu ống dẫn khí). + Nhúng đầu ống dẫn khí vào chậu nước lần thứ 2. ...

Tài liệu được xem nhiều: