Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Số trang: 7
Loại file: doc
Dung lượng: 51.50 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu thông tin đến các bạn với những nội dung khái niệm phương pháp dạy- học; các phương pháp dạy học Tiếng Việt; phương pháp phân tích ngôn ngữ; phương pháp rèn luyện theo mẫu; phương pháp giao tiếp; phương pháp trò chơi học tập...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và cách thức làm việc của trò trong môi trường giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học đặt ra. Theo quan niệm trên thì hoạt động học tập của trò là bình diện chủ yếu được thể hiện trong giờ học. Môi trường giáo dục gồm: cuộc sống của cộng đồng, môi trường sư phạm của nhà trường, những phương tiện phục vụ cho việc dạy và việc học … Để cho học sinh học tập tích cực, chủ động và được môi trường hỗ trợ cho việc học một cách tối ưu thì hoạt động của thầy phải là hoạt động có vai trò hướng dẫn. Chính hoạt động của thầy sẽ tổ chức ra các hoạt động học tập cho học sinh, sẽ vận hành môi trường tham gia một cách có hiệu quả vào việc tìm kiếm, phát hiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, phương pháp dạy học hiểu theo cách này sẽ tạo ra những giờ học không chỉ có giao tiếp một chiều: thầy phát – trò nhận, thầy yêu cầu – trò làm theo, mà còn có giao tiếp nhiều chiều: thầy – trò, trò – thầy, trò – trò. Nó tạo ra những giờ học có sự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa những người học với nhau, khiến cho việc học tập trong trường gần với việc lao động ở cộng đồng, tạo cho người học nhiều cơ hội để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 2.2. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phân tích ngôn ngữ là phương pháp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phát hiện ra các hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu để phát hiện ra những đặc trưng của chúng. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuỳ thuộc mức độ và mục đích phân tích mà phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể tiến hành theo các mức độ khác nhau như: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm những điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương…Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết. 2.2.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu Rèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫu của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của chính mình. Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Học sinh có thể dựa theo các mẫu của sách giáo khoa, của giáo viên để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn... Để thực hiện phương pháp, giáo viên cần tuân thủ quy trình sau: Giáo viên cung cấp mẫu lời nói hoặc cho học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa (nếu có). Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nắm được bản chất, cách tạo mỗi loại mẫu. Học sinh mô phỏng tạo ra lời nói của mình. Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và tự đánh giá kết quả thực hiện lời nói của mình và của bạn. Ví dụ: Dạy bài tập số 1, tiết Tập làm văn (Tiếng Việt 2, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 54) với yêu cầu: “Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: a) Em có đi xem phim không ?; b) Mẹ có mua báo không ? ; c) Em có ăn cơm bây giờ không ?”. Sách giáo khoa đã có sẵn mẫu sau: “M: Em có thích đọc thơ không ? Có, em rất thích đọc thơ. Không, em không thích đọc thơ”. Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu để trả lời các yêu cầu của câu hỏi a, b, c theo hai cách như trên... 2.2.3. Phương pháp giao tiếp Phương pháp giao tiếp là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng những tri thức sơ giản đã học vào việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng Tiếng Việt. Thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên cần: Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp ở học sinh. Giúp học sinh định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết của mình như: nói, viết cho ai; nói, viết về cái gì; nói, viết trong hoàn cảnh nào... Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng diễn đạt của mình để tạo ra lời nói, viết hoàn chỉnh trong giao tiếp. Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện... Ví dụ: Dạy bài tập 1 “Kể lại một trận thi đấu thể thao”, tiết Tập làm văn tuần 28 (sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 88), giáo viên có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể về một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và cách thức làm việc của trò trong môi trường giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học đặt ra. Theo quan niệm trên thì hoạt động học tập của trò là bình diện chủ yếu được thể hiện trong giờ học. Môi trường giáo dục gồm: cuộc sống của cộng đồng, môi trường sư phạm của nhà trường, những phương tiện phục vụ cho việc dạy và việc học … Để cho học sinh học tập tích cực, chủ động và được môi trường hỗ trợ cho việc học một cách tối ưu thì hoạt động của thầy phải là hoạt động có vai trò hướng dẫn. Chính hoạt động của thầy sẽ tổ chức ra các hoạt động học tập cho học sinh, sẽ vận hành môi trường tham gia một cách có hiệu quả vào việc tìm kiếm, phát hiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, phương pháp dạy học hiểu theo cách này sẽ tạo ra những giờ học không chỉ có giao tiếp một chiều: thầy phát – trò nhận, thầy yêu cầu – trò làm theo, mà còn có giao tiếp nhiều chiều: thầy – trò, trò – thầy, trò – trò. Nó tạo ra những giờ học có sự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa những người học với nhau, khiến cho việc học tập trong trường gần với việc lao động ở cộng đồng, tạo cho người học nhiều cơ hội để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 2.2. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.2.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phân tích ngôn ngữ là phương pháp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phát hiện ra các hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu để phát hiện ra những đặc trưng của chúng. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuỳ thuộc mức độ và mục đích phân tích mà phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể tiến hành theo các mức độ khác nhau như: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm những điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương…Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết. 2.2.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu Rèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt là phương pháp giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫu của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của chính mình. Phương pháp rèn luyện theo mẫu được ứng dụng trong tất cả các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Học sinh có thể dựa theo các mẫu của sách giáo khoa, của giáo viên để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn... Để thực hiện phương pháp, giáo viên cần tuân thủ quy trình sau: Giáo viên cung cấp mẫu lời nói hoặc cho học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa (nếu có). Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nắm được bản chất, cách tạo mỗi loại mẫu. Học sinh mô phỏng tạo ra lời nói của mình. Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và tự đánh giá kết quả thực hiện lời nói của mình và của bạn. Ví dụ: Dạy bài tập số 1, tiết Tập làm văn (Tiếng Việt 2, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 54) với yêu cầu: “Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: a) Em có đi xem phim không ?; b) Mẹ có mua báo không ? ; c) Em có ăn cơm bây giờ không ?”. Sách giáo khoa đã có sẵn mẫu sau: “M: Em có thích đọc thơ không ? Có, em rất thích đọc thơ. Không, em không thích đọc thơ”. Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu để trả lời các yêu cầu của câu hỏi a, b, c theo hai cách như trên... 2.2.3. Phương pháp giao tiếp Phương pháp giao tiếp là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng những tri thức sơ giản đã học vào việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng Tiếng Việt. Thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên cần: Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp ở học sinh. Giúp học sinh định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết của mình như: nói, viết cho ai; nói, viết về cái gì; nói, viết trong hoàn cảnh nào... Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng diễn đạt của mình để tạo ra lời nói, viết hoàn chỉnh trong giao tiếp. Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện... Ví dụ: Dạy bài tập 1 “Kể lại một trận thi đấu thể thao”, tiết Tập làm văn tuần 28 (sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 88), giáo viên có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể về một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp dạy học Tiếng Việt Dạy học Tiếng Việt Phương pháp trò chơi học tập Phương pháp rèn luyện theo mẫu Pháp phân tích ngôn ngữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài
7 trang 156 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 131 0 0 -
Bài thuyết trình: Các phương pháp dạy học tiếng Việt
10 trang 51 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 1: Phần 2
143 trang 42 0 0 -
Sử dụng Graph trong dạy học tiếng Việt
11 trang 41 0 0 -
Phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt
3 trang 34 0 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 33 0 0 -
Để hiểu đúng và sử dụng chính xác thành ngữ tiếng Việt
8 trang 29 0 0 -
163 trang 27 0 0
-
Tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học: Phần 1
140 trang 26 0 0