Danh mục

Phương pháp giảng dạy đối với học phần Kế toán tài chính 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.43 KB      Lượt xem: 53      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phương pháp giảng dạy đối với học phần Kế toán tài chính 1" nhằm trao đổi một số ý kiến chủ quan của cá nhân về việc sử dụng một số phương pháp giảng dạy chủ yếu trong giảng dạy học phần Kế toán tài chính 1, giúp cho sinh viên tự giải quyết các tình huống, nhằm phát huy tính sáng tạo, tư duy logic khoa học, độc lập suy nghĩ của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp giảng dạy đối với học phần Kế toán tài chính 1 Phương pháp giảng dạy đối với học phần Kế toán tài chính 1 Mai Diễm Lan Hương Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Hiện nay, việc chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ đã dẫn đến số giờ diễn giảng ở lớp hạ xuống so với chương trình cũ của ngành kế toán. Vì vậy, việc giảng dạy, học tập phải chuyển từ đào tạo sang tự đào tạo, kết hợp các phương pháp giảng dạy hợp lý nhằm phát huy năng lực tự học của sinh viên. Bài viết này nhằm trao đổi một số ý kiến chủ quan của cá nhân về việc sử dụng một số phương pháp giảng dạy chủ yếu trong giảng dạy học phần Kế toán tài chính 1, giúp cho sinh viên tự giải quyết các tình huống, nhằm phát huy tính sáng tạo, tư duy lôgic khoa học, độc lập suy nghĩ của sinh viên. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, Kế toán tài chính 1 1. Đặt vấn đề Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác giữa nhiều bên: giáo viên – sinh viên, sinh viên – sinh viên, sinh viên – giáo viên, sinh viên với những người hiểu biết hơn…; trong đó, “học” là một hoạt động trung tâm. Và người học – đối tượng của hoạt động “dạy” - đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó chủ động tiếp thu những tri thức mà giáo viên đã truyền đạt. Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực (Trần Thị Tâm, 2014). Như chúng ta đã biết không có một phương pháp giáo dục nào chung cho tất cả các đối tượng, cũng như một bài học không chỉ áp dụng một phương pháp là thành công. Phương pháp giảng dạy cũng không phải là những nguyên lý bất biến mà là kết quả của sự sáng tạo không ngừng (Trần Đại Quang, 2011). Vì thế, 42 việc sử dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý để sinh viên chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Đối với học phần Kế toán tài chính 1, giảng viên nên kết hợp phương pháp thuyết giảng với phương pháp bổ trợ như phương pháp nêu vấn đề - thảo luận nhóm, … sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, từ đó giáo viên có thể hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. 2. Phương pháp giảng dạy học phần Kế toán tài chính 1 tại Trường Đại học Nha Trang Học phần “Kế toán tài chính 1” (KTTC1) là học phần chuyên ngành được giảng dạy cho các lớp thuộc ngành Kế toán, nghiên cứu các khái niệm, nội dung, nguyên tắc và trình tự hạch toán của các phần hành kế toán như: - Kế toán tiền - Kế toán các khoản phải thu - Kế toán hàng tồn kho - Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư - Kế toán nợ phải trả - Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Mục tiêu của học phần này là giới thiệu và hướng dẫn sinh viên những kiến thức và thực hành làm bài tập về cách hạch toán: kế toán tiền và các khoản phải thu; kế toán hàng tồn kho; kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư; kế toán nợ phải trả; kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, nhằm thực hiện chức năng kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Để tham gia học phần này, điều kiện tiên quyết là sinh viên phải học xong học phần Nguyên lý kế toán. Với khối lượng kiến thức tương đối lớn (6 chủ đề), được giảng dạy trong thời gian là 45 tiết nên việc giảng dạy phải diễn ra với tốc độ nhanh, có phương pháp hợp lý mới đi hết chương trình. Trước đây, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học phần này, một số giảng viên dạy chủ yếu bằng phương pháp thuyết giảng (dùng phấn hoặc đọc chép), giảng viên khác thì nêu vấn đề để sinh viên trao đổi và thảo luận theo nhóm, cũng có giảng viên chỉ sử dụng duy nhất phương tiện hiện đại (máy tính, máy chiếu đa năng) để giảng dạy. Như đã nói ở trên, các phương pháp này nên được sử dụng ở một số phần hay một vài chủ đề của học phần. Có thể nói rằng sử dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy không chỉ là quy luật mà còn là nhu cầu cho cả người dạy lẫn người học. Vậy thì vai trò của 43 giảng viên như thế nào trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy này và đánh giá người học như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. 2.1. Phương pháp thuyết giảng Đặc điểm - Theo hình thức này, giảng viên sẽ cố gắng truyền thụ hết vốn kiến thức mình cho sinh viên, nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hùng biện và trình bày của giảng viên để lôi cuốn sinh viên tập trung vào bải giảng của mình (Thái Trí Dũng, 2010). Tuy nhiên, phương pháp này thường diễn ra một chiều, sinh viên sẽ trở nên thụ động, khó nắm bắt được vấn đề cốt lõi trong bài giảng, không phát huy hết khả năng sáng tạo của sinh viên. - Môn học KTTC1 có đặc thù là khô khan, thiên nhiều về nghiệp vụ, khối lượng chương trình rất lớn nên giảng viên rất khó truyền đạt hết cho sinh viên trong thời gian ngắn. Ngoài ra, khi giảng viên vẽ sơ đồ có nhiều sinh viên ngồi phía dưới không theo kịp thì giảng viên cũng không có thời gian để vẽ lại, do vậy sinh viên sẽ không tiếp thu hết kiến thức. Giải pháp Để tránh sự thụ động của SV, trong quá trình giảng tôi luôn đặt ra các các câu hỏi cho sinh viên nhằm khuyến khích khả năng tư duy, tìm tòi, khám phá bản chất của vấn đề. Ví dụ Tại sao doanh nghiệp tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất? 2.2 Phương pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm Đặc điểm Khi dùng phương pháp này, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn cho sinh viên tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên (Thái Trí Dũng, 2010; Lê Văn Hảo, 2010) (mỗi nhóm có khoảng 5 sinh viên). Tuy nhiên nếu phương pháp này áp dụng cho toàn môn học sẽ không hợp lý do những nguyên nhân sau: - Môn KTTC1 được dùng để giảng dạy cho sinh viên ngành Kế toán (hệ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp), khối lượng kiến th ...

Tài liệu được xem nhiều: