Môn Văn: Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không nắm vững câu cú ngữ pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa khiến bạn học chưa tốt môn này?
Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy động não? Hay tại bạn chủ quan coi nó như các bài học khác, chỉ lúc nào cần là mở sách ra đọc? Một quan niệm khác: Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó học thuộc bài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp học tập (Kỳ 3)
Phương pháp học tập
(Kỳ 3)
5. Môn Văn:
Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không
nắm vững câu cú ngữ pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa
khiến bạn học chưa tốt môn này?
Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy
động não? Hay tại bạn chủ quan coi nó nh ư các bài học khác, chỉ lúc nào cần là
mở sách ra đọc? Một quan niệm khác: Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó
học thuộc bài là được rồi v.v...
Chắc chắn có lần bạn nghe thầy cô giáo hay ai đó nhắc câu này:
Nếu cần luyện cho một học sinh giỏi toán người ta chỉ dùng thời gian năm
năm. Nhưng muốn luyện một học sinh trở thành giỏi văn, người ta phải bỏ công ra
mười năm. Thì đó bạn thấy không? Bạn đừng nên coi thường môn học này, ngoại
trừ bạn có sẵn năng khiếu về văn chương. Vậy nếu bạn chỉ là một học sinh với một
bộ óc bình thường mà muốn học văn cho giỏi bạn phải làm sao?
Ở đây xin gợi ý thêm về học bài. Muốn học bài đỡ nhọc sức, bạn nên nghe
giảng ở lớp cho tốt. Nghe và ghi nhận những câu, những lời giảng hay của thầy cô
thậm chí của cả bạn bè nữa, rồi tập:
- Chia bài thành dàn bài, bố cục. Tham khảo sách đọc, có liên quan đến bài
dạy học. Học văn thì không khó nhọc lắm như các môn khác. Bạn có thể mơ
màng, tưởng tượng một chút, tản bộ trong vườn, trên lan can hay sân thượng hoặc
là công viên. Nhưng là học chứ chẳng phải nhàn du. Môn văn thì phần ngữ pháp
là quan trọng, chính phần này giúp bạn ăn, nói, ghi chép thành câu, thành lời gãy
gọn, trôi chảy. Cũng tùy thuộc vào ngữ pháp, tuy nhiên phần ngữ pháp cũng chưa
đủ, nó cần kết hợp với văn ch ương. Vậy bạn nên học văn của các nhà học giả để
bạn tích lũy được cái vốn văn chương mà nhất là đừng nên coi thường môn học
nào cả mà chính nó cũng là ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. Người Việt nhất định là
phải giỏi tiếng Việt. Ðó là điều bạn nên tâm niệm và phải xem là mục đích của
mình.
Tôi không dám có cao vọng muốn các bạn đều trở thành văn sĩ của tương
lai - hay hiện tại. Nếu được thế tôi vui mừng lắm. Nhưng ngụ ý của tôi là thiết tha
mong bạn đừng coi thường văn học vì ngày còn dạy ở một trường trung học có em
học sinh lớp 10 mà viết một bài luận văn tôi không biết em viết gì?!. Tôi không nỡ
cho em điểm 01 - dù chỉ còn có điểm đó mới xứng đáng với bài luận văn đó mà
thôi?
Nhưng em vẫn không xem việc học dở văn chương là phần thiệt thòi. Ðâu
phải môn văn là môn học phụ. Mãi mãi nó là môn chính c ủa nhà trường chúng ta.
Vậy mà gần hết học kỳ một chính em học sinh kém cỏi văn chương nhất lớp đó
đã vượt lên ngoài sức tưởng tượng của cả lớp. Sao vậy Tất nhiên trong đó có phần
công sức của tôi. Và chính em học sinh đó tâm sự như vậy: Trước khi em chưa
học được văn, em ngán nó lắm và em xem thường nó nữa. Em ghét nhất giờ văn.
Sau khi được cô dạy, bước đầu em cũng chán, sau dần em thử áp dụng. Và em
thấy em có tiến bộ, thế là em có đà để tiến luôn.
Bạn thấy không, môn gì cũng vậy, đừng xem thường. Học tập cần phải có
phương pháp thì sẽ tiến bộ và tạo ra níềm vui.
6. Các môn học Sử và Ðịa:
Là những môn bài học thông thừơng. Tuy nhiên muốn bài học được tốt, bạn
nên tạo ra cách học phù hợp cho từng môn, ngoài việc nghe giảng và ghi những
chi tiết cần thiết. Nên lưu ý:
+ Môn Ðịa cần nhớ gì (tên lãnh thổ, địa danh...)
+ Môn Sử cần nhớ gì (mốc thời gian, sự kiện)
Rồi lập sẵn dàn bài: và học vài lượt rồi tóm tắt lại. Nắm chắc các phần
trọng tâm của bộ môn (Sử hoặc Ðịa).
- Cũng cần ghi lên bảng các mốc thời gian (nếu là Sử), tên sông ngòi, địa
thế (nếu là Ðịa), cuối cùng lập dàn bài và ghi phần trọng tâm ra giấy nháp. Thỉnh
thoảng lôi ra ôn lại.
7. Môn Sinh:
Ðây là một môn họcnhưng không phải chỉ là môn học bài thuộc như môn
sử địa mà với lớp 11 bạn đã bắt đầu làm quen với số ít bài toán sinh đơn giản. Lên
lớp 12, dạng toán nặng hơn, và môn học này sẽ trở thành quan trọng khá khó
nuốt đối với những học sinh mất căn bản.
Kỳ thực muốn học đạt môn học này cũng không có gì khó lắm. Ngay từ đầu
bạn đừng để mất căn bản có nghĩa là tránh sự biếng lười.
Cách học bộ môn Sinh:
Muốn cho bộ môn này học chóng thuộc:
- Bạn nghe giảng ở lớp với một số quyển sổ ghi chép. Phải ghi nhanh
những vấn đề chính vì thời gian ít, thầy cô chỉ lướt qua. Nếu bạn khó hiểu chỗ nào
phải ghi lại.
- Về nhà phải nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Và
học ngay các đề mục đã được nghe giảng.
- Thực hiện, làm các bài toán Sinh. Cố gắng làm hết đừng bỏ qua bài nào.
Phương pháp học cũng ghi dàn bài, ghi những điểm cần thiết ra giấy, rồi
phân chia bảng, ghi bằng nhiều màu phấn để dễ phân biệt, dễ nhớ. Nếu đã đúng,
vẫn để bảng đó khi đi qua đi lại trong phòng học dễ nhắc nhở bạn.
Tóm lại:
...