Danh mục

Phương pháp huy động vốn

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 107.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều phương thức huy động vốn nhưng để hiểu được rõ ràng ta qui về hai cách thức chính đó là huy động vốn thông qua VCSH và huy động vốn thông qua các khoản nợ phải trả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp huy động vốn Thực hiện: nhóm 5 Chủ đề 4: Các phương thức huy động vốn và thực trạng huy động vốn ở các Doanh Nghiệp VN hiện nay 1/ Trước hết cần phải hiểu khái niệm về vốn. Trong lịch sử kinh tế- xã hội, đã có rất nhi ều nghiên c ứu v ề v ốn và đ ưa ra nhi ều quan điểm khác nhau. - C.Mac chỉ ra nguồn gốc chủ yếu của tích lũy vốn là lao động th ặng d ư do người lao động sáng tạo ra - Samuelson thì cho rằng: vốn bao gồm hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như đầu vào của quá trình sản xuất - Dưới góc độ doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Khi đưa ra vấn đề “vốn của DN”, khái niệm vốn kinh doanh thường hay được nhắc đến. Vốn kinh doanh được hiểu dưới góc độ chung nhất là được thể hiện dưới dạng giá trị của tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 2/ Có nhiều phương thức huy động vốn, nhưng để hiểu được rõ ràng, ta quy về 2 cách thức chính. Đó là huy động vốn thông qua VCSH và huy động vốn thông qua các khoản nợ phải trả. a/ Huy động vốn thông qua tăng VCSH Nguồn vốn CSH là nguồn vốn thuộc sở hữu của từng doanh nghiệp, không có nghĩa vụ phải trả lại cho người khác. Nguồn vốn này tạo điều kiện cho DN quyền tự chủ trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn CSH thường bị hạn chế về quy mô, trong khi để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, DN phải không ngừng ra tăng vốn CSH. * Các phương thức để tăng vốn CSH: a/ Thứ nhất, thông qua các khoản lợi nhuận để lại Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận, các DN không sử dụng hết phần lợi nhuận đó, mà giữ lại 1 phần để tái đầu tư. + Ưu điểm: DN có thể chủ động trong kinh doanh, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Với DN tư nhân, lợi nhuận để lại giúp DN có phần vốn CSH lớn hơn, là điều kiện để tăng quy mô hoạt động của DN 1 cách bền vững. Còn với công ty cổ phần, việc này giúp cho các cổ đông sẽ có quyền sở hữu số vốn cổ phần cao hơn trước. +Nhược điểm: Khoản lợi nhuận để lại hàng năm không đáp ứng được nhu cầu lớn về vốn cho DN b/ Thứ hai, phát hành cổ phiếu Là kênh huy động vốn dài hạn cho DN. Cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn, là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với 1 phần vốn cổ phần của DN phát hành. Có thể phát hành 2 loại cổ phiểu chính: cố phiếu thường và cổ phiểu ưu đãi, với những ưu và nhược điểm riêng. - Cổ phiếu thường Ưu điểm: tạo ra nguồn vốn ổn định, lâu dài và tăng được uy tín của DN. Vì: +Không phải chịu gánh nặng về cổ tức ấn định, khi công ty kinh doanh có lãi thấp hoặc muốn tăng vốn, hay đầu tư vào các dự án khác thì có thể thanh toán với cổ tức thấp hơn, hoặc không cần thanh toán nếu được đại hội cổ đông chấp nhận. +Cổ phiếu thường không có kì hạn cố định, không cần hoàn trả nên không tồn tại nguy cơ của việc hoàn vốn. Nhược điểm: +Chi phí huy động tương đối cao +Phân tán quyền kiểm soát của công ty, nên có thể làm giảm lợi ích của các cổ đông. - Cổ phiếu ưu đãi Ưu điểm: +Tránh được việc chia sẻ quyền quản lý, kiểm soát công ty của các cổ đông mới +Việc trả cổ tức ưu đãi không bắt buộc đúng thời hạn, nên nếu DN gặp khó khăn trong việc trả cổ tức thì có thể lùi sang năm sau, tránh được nguy cơ phá sản của DN +Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được trả theo mức cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nên nếu doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện có lợi nhuận triển vọng cao sẽ làm tăng lợi tức cho các cổ đông thường. Nhược điểm: lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn cổ phiếu thường và không được trừ vào thu nhập chịu thuế của DN nên chi phí sử dụng cổ phiếu này cao hơn. Tuy nhiên, có hạn chế chung của phát hành cổ phiếu, đó là không phải DN nào cũng có thể phát hành cổ phiếu, chỉ có các công ty cổ phần, hay DNNN chuyển sang cổ phần hóa mới được huy động vốn bằng cách này. => Thực trạng huy động vốn của DN ở VN Về việc huy động vốn thông qua số lợi nhuận để lại phải phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và điều lệ công ty của cá biệt từng Dn, ở đây xét đến thực trạng huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu: Câu chuyện vốn vay của các doanh nghiệp hiện trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với mức lãi 18-19%, thậm chí 20%. Nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư sản xuất hoặc nghĩ đến phương án tìm vốn khác, thay vì chú trọng vào vốn vay ngân hàng như trước. Đối phó với áp lực lãi vay, doanh nghiệp lên sàn để huy động vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh. Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM: Năm 2009, khủng hoảng kinh tế khiến việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán chỉ khoảng 2,5%. 97,5% còn lại do ngân hàng hỗ trợ. Năm nay, tình hình kinh tế khởi sắc hơn, nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để lên sàn. Một số công ty niêm yết ...

Tài liệu được xem nhiều: