Tài liệu được biên soạn nhằm chứng minh luận điểm rằng: ở thời nào, xã hội nào, một cá nhân muốn nên người cũng cần phải biết nỗ lực, biết làm việc, lập thân, giữ gìn sức khỏe, yêu thương, học hỏi, ăn ở cho phải đạo làm người. Tài liệu giúp các bạn có thêm tư liệu trong việc lựa chọn định hướng cuộc sống cho mình để có thể đạt được thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp lập thân của bạn trẻ muốn nên người
Thông tin ebook
Tên sách: Muốn Nên Người - Phương Pháp Lập Thân Của Bạn Trẻ
Tác giả: Phạm Cao Tùng
Thể loại: Tâm lý - Giáo dục
Tái bản: NXB Thanh Niên, 2009
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm
Giá bìa: 24.000 VNĐ
----------------------------------
Nguồn: http://vnthuquan.net
Đánh máy: ldlvinhquang
Chuyển sang ebook (TVE): santseiya
Ngày hoàn thành: 25/05/2009
Nơi hoàn thành: Hà Nội
http://www.thuvien-ebook.com
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I
Chương 1 - THẾ NÀO LÀ NÊN NGƯỜI?
Chương 2 - THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC MỘT NGƯỜI?
Chương 3 - CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC CHUẨN BỊ ĐỂ TRỞ NÊN NGƯỜI
CHĂNG?
Chương 4 - MỘT LỀ LUẬT CẦN PHẢI NHẬN: LUẬT CỐ GẮNG
PHẦN II
Chương 1 - LẬP CHÍ: LUYỆN CHÍ ĐỂ THÀNH CÔNG
Chương 2 - LẬP SỨC KHỎE: TẠO MỘT SỨC KHỎE ĐỂ LÀM VỐN
Chương 3 - LẬP VỐN: HỌC LẤY MỘT NGHỀ ĐỂ NUÔI SỐNG
Chương 4 - LẬP TRÍ: MỘT SỞ HỌC PHỔ THÔNG CẦN PHẢI CÓ
Chương 5 - LẬP ĐỨC: SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG ĐỨC HẠNH ĐỂ
XỨNG ĐÁNG LÀM NGƯỜI
Chương 6 - LẬP GIA ĐÌNH: ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC
Chương 7 - LẬP THÂN: TỔ CHỨC CUỘC ĐỜI ĐỂ LÀM NÊN
LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp lập thân của người bạn trẻ
Ở đời có ba điều đáng tiếc:
Một là hôm nay bỏ qua,
Hai là đời này chẳng học,
Ba là thân này lỡ hư.
Chu Hi
Gửi các bạn thanh niên sắp rời bỏ trường học để bước chân vào trường
đời.
Thưa bạn, quyển sách này vì bạn mà có.
Bạn đừng tìm nơi đây những bài học luân lý theo lối nhà trường, cũng đừng
tìm nơi đây những triết lý về đời sống hoặc những lời khuyên của thánh hiền
xưa nay xếp thành chương thành mục.
Quyển sách này chỉ ghi lại một thí nghiệm, những suy nghĩ, những lo âu của
một người đã sống cái tuổi của bạn, đang sống cùng một hoàn cảnh như bạn
và cũng có những lo nghĩ như bạn khi cầm quyển sách này lên xem.
Sau khi rời bỏ ghế nhà trường để bước chân vào trường đời, người ấy thấy
mình như lạc bước trên dải đất xa lạ khi phải lo nghĩ đến việc lập thân, người
ấy thấy mình thiếu thốn mọi điều kiện, gần như chưa bao giờ chuẩn bị để làm
người.
Người ấy đã phải tự tìm con đường đi, qua những sách vở bàn dạy về phép
xử thế, đạo làm người. Người ấy phải hoàn toàn làm lại sự giáo dục của
mình và lẽ cố nhiên khi vừa đi vừa dò dẫm, đã phải trả bằng một giá rất đắt
một ít kinh nghiệm về cuộc đời.
Sau khi đã trải qua một đoạn đường hơi xa, người ấy muốn ghi lại cuộc đời
thí nghiệm này những bài học thực tiễn của nó, mong những bạn đồng cảnh
ngộ của mình sẽ tránh được những cái vấp mình đã vấp.
Chúng tôi không phát minh ra điều gì mới lạ, chúng tôi chỉ xếp lại thành hệ
thống những bài học rải rác đó đây và giữ lại những gì chúng tôi thấy có thể
thực hành và áp dụng.
Ở thời nào, ở xã hội nào, muốn nên người cũng phải biết nỗ lực, biết làm
việc, biết lập thân, biết giữ gìn sức khỏe, biết yêu thương, biết học hỏi, biết
ăn ở cho phải đạo làm người. Đó cũng là những đề mục chúng tôi đề cập
trong sách này.
Cưu mang nó trong mười năm, đến nay mới để nó thoát thai không phải vì
chúng tôi cần thời gian gọt giũa câu văn mà chỉ vì chúng tôi cuộc thí nghiệm
được thử lửa thời gian.
Chúng tôi không dám nghĩ những điều góp trong sách này là những chân lý,
song chúng tôi có thể cả quyết rằng đó là những điều mà các bạn có thể thực
hành và thí nghiệm như chúng tôi.
Hơn nữa, có cần gì bạn đồng tin tưởng như chúng tôi, điều cần là bạn sẽ suy
nghĩ đến những gì chúng tôi nêu ra trong mấy trang sách sau đây, do đó bạn
sẽ có những tư tưởng mới, riêng của bạn và đó mới thật quý hơn.
Và nếu may ra bạn có thể xem quyển sách này như người bạn đường giúp
mình bước qua những khúc khuỷu của đường đời thì chúng tôi đã đạt ý
nguyện.
Chào bạn.
Phạm Cao Tùng
Trà Vinh, 7-1941 - Sài Gòn, 1-1952
PHẦN I
Chương 1
THẾ NÀO LÀ NÊN NGƯỜI?
Không ai tự nhiên nên người,
song người ta trở nên người.
Người ta thường lầm lộn ý nghĩa hai danh từ “nên người” và “làm nên”.
Đây là một người xoay xở đâu được một món tiền to, tậu nhà, tậu xe là được
hàng xóm trầm trồ đưa làm mẫu cho con cháu: “Đấy, con người ta bằng tuổi
bây mà xem, người ta đã nên thân với đời”. Vâng, người ấy đã làm nên với
đời thật, song có thể bảo người ấy đã “nên người” chăng nếu phần trí thức
của họ là miếng đất hoang vu hoặc phần tâm đức của họ là một vũng sình
lầy?
Đây là một bác sĩ du học ở ngoại quốc mới về quê. Cha mẹ đều mừng cho
đứa con đã nên thân với đời. N ...