Danh mục

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 6

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.42 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG VI LOGIC TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Nghiên cứu khoa học là hoạt động được tổ chức đặc biệt, với một logic gồm trình tự các bước đi nghiêm ngặt. Logic này được thể hiện ở hai mặt: Logic tiến trình nghiên cứu và logic nội dung công trình
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 6 CHƯƠNG VI LOGIC TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học là hoạt động được tổ chức đặc biệt, với một logicgồm trình tự các bước đi nghiêm ngặt. Logic này được thể hiện ở hai mặt: Logictiến trình nghiên cứu và logic nội dung công trình. Logic nghiên cứu là mộtthành phần quan trọng trong phạm trù phương pháp. Ta sẽ nghiên cứu làm rõ cảhai mặt đó. I.Logic tiến trình Hiệu quả của nghiên cứu khoa học phụ thuộc rất nhiều ở phương diện tổchức hợp lý các bước đi của quá trình nghiên cứu, mà ta gọi là logic tiến trình. Logic tiến hành một công trình khoa học được thực hiện bằng các bước sauđây: 1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu một đề tài khoa học bao gồm công việc sauđây: + Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng để nghiên cứu. Vấn đề củakhoa học và thực tiễn là vô cùng phong phú, vì vậy, xác định cho mình một vấnđề để nghiên cứu không phải là việc làm đơn giản. Xác định đề tài là một khâuthen chốt, bởi vì phát hiện được vấn đề để nghiên cứu nhiêu khi còn khó hơngiải quyết một vấn đề đó. Đề tài nghiên cứu phải có tính cấp thiết đối với thời điểm mà ta định tiếnhành nghiên cứu. Vấn đề đang là điểm nóng cần phải giải quyết và giải quyếtđược nó sẽ đem lại những giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn đóng góp chosự phát triền của khoa học và đời sống (trừ có những nghiên cứu khoa học màhàng vài chục năm sau mới được công nhận và được áp dụng). Đề tài nghiên cứu của cá nhân, thí dụ như: luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,phải phù hợp với xu hướng, khả năng, kinh nghiệm của nghiên cứu sinh, phùhợp với các điều kiện vật chất kĩ thuật và nguồn thông tin, tư liệu khoa học hiệncó trong và ngoài cơ quan nghiên cứu. + Xây dựng đề cương nghiên cứu. Một văn bản trình bày cấu trúc nội dungcủa công trình khoa học tương lai, gồm các chi tiết cụ thể theo yêu cầu của bảnluận án khoa học tương lai và các chi tiết cụ thể theo yêu cầu của bản thân luận 82án khoa học. Xây dựng đề cương nghiên cứu là một thao tác quan trọng phù hợpvới logic sáng tạo khoa học (ta sẽ nghiên cứu ở phần sau). + Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu. Kế hoạch nghiên cứu là vănbản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả các phương diện như:nội dung công việc, ấn định thời gian thực hiện công việc, sản phẩm phải có vàphân công trách nhiệm cho các thành viên, cộng tác viên. Kế hoạch nghiên cứu đối với các đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước còn baogồm cả mục đích nghiên cứu, chỉ rõ cá nhân và cơ quan chủ trì, cơ quan phốihợp, kế hoạch về bổ sung nhân lực, nguồn vật lực, tài lực, nguồn thông tin khoahọc và các yêu cầu về hợp tác, đào tạo và nghiên cứu trong và ngoài nước… 2. Giai đoạn triển khai nghiên cứu Giai đoạn triển khai thực hiện công trình khoa học là giai đoạn nghiên cứuchủ yếu bao gồm các bước sau đây: + Lập thư mục các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Để lập thư mụcđược nhanh chóng, ta có thể tham khảo danh mục tài liệu tham khảo của cáccông trình khoa học khác gần với đề tài nghiên cứu. Thư viện sẽ giúp ta tìmđược các tài liệu cần đọc. + Nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan trựctiếp hay gián tiếp tới đề tài để làm tổng quan, hay còn được gọi là lịch sử nghiêncứu của vấn đề. Tổng quan là tổng thuật những gì có liên quan tới vấn đề mà tácgiả nghiên cứu. Tổng quan cho bức tranh chung làm cơ sở cho việc phát hiện ranhững yếu điểm của các công trình nghiên cứu trước đó hay những kẽ hở của lýluận hay thực tiễn mà đề tài sẽ tìm cách tiếp tục nghiên cứu phát triền. + Xây dựng cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu là công việc phức tạp vàkhó khăn nhất của bất kỳ công trình khoa học nào. Xây dựng cơ sở lý thuyết làtìm ra chỗ dựa lý thuyết của đề tài. Để có cơ sở lý thuyết nhà khoa học phảiphân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu và bằng suy luận mà tạo ra lý luậncho đề tài. + Phát hiện thực trạng phát triền của đối tượng bằng các phương phápnghiên cứu thực tiễn. Các tài liệu thu thập được từ các phương pháp quan sát,điều tra, thí nghiệm, thực nghiệm qua xử lý bằng toán học thống kê cho ta nhữngtài liệu khách quan về đối tượng. + Các tài liệu lý thuyết và thực tế thu được từ các phương pháp khác nhaugiúp tác giả chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề xuất ban đầu. 83 + Kiểm tra giả thuyết bằng việc lặp lại các thí nghiệm, thực nghiệm haydùng các phương pháp khác nhau với phương pháp đã sử dụng ban đầu. Cácphương pháp kiểm tra lẫn nhau ta khẳng định tính chân thực của các kết luận. + Tổ chức các hội thảo khoa học, sử dụng trí tuệ chuyên gia đóng góp ýkiến về hướng đi, phương pháp nghiên cứu và đánh giá các sản phẩm nghiêncứu. Ý kiến chuyên gia là cơ sở quan trọng để sửa chữa bổ sung và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: