Danh mục

PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC PHẦN 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.40 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG. 1. Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu mô tả là loại hình nghiên cứu mà nhà nghiên cứu tiến hành, thực hiện nhằm xác định rõ bản chất các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện đặc thù về không gian cũng như thời gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC PHẦN 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG 1. Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu mô tả là loại hình nghiên cứu mà nhà nghiên cứu tiến hành, thực hiệnnhằm xác định rõ bản chất các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện đặc thù vềkhông gian cũng như thời gian. Nghiên cứu mô tả thông thường bao gồm việc thu thậpvà trình bày số liệu một cách có hệ thống nhằm đưa ra một bức tranh rõ nét, đầy đủ vềmột tình hình, vấn đề sức khoẻ cụ thể. Nghiên cứu mô tả giống như người hoạ sỹ vẽmột bức tranh ký hoạ hoặc ta chụp nhanh một bức ảnh tại một thời điểm có không giancố định. Đây là một trong những phương pháp quan trọng và thường là khởi đầu củacác nghiên cứu dịch tễ học. Mô tả một hiện tượng sức khoẻ chính xác mới hình thànhđược giả thuyết nhân - quả đúng, mới đề xuất được các biện pháp phòng ngừa có hiệuquả. 1.1 Mục tiêu của các nghiên cứu mô tả Nghiên cứu mô tả cần phải đáp ứng ít nhất 2 mục tiêu sau đây: - Mô tả được một hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố nguy cơ có liên quan đếntình trạng sức khoẻ đó. - Phác thảo được giả thuyết nhân quả giữa các yếu tố nguy cơ và hiện tượng sứckhoẻ nghiên cứu. 1.2. Những nội dung chính của các nghiên cứu mô tả Nội dung cơ bản của nghiên cứu mô tả là xác định được thực trạng các yếu tốcon người và các yếu tố không gian, thời gian cụ thể ở một thời điểm nhất định. 1.2.1. Yếu tố nguy cơ, căn nguyên Yếu tố nguy cơ ở đây được hiểu một cách rộng rãi đó là tất cả những yếu tố nàothuộc về bản chất như: yếu tố vật lý, hoá học, sinh lý, tâm lý, di truyền, khí tượng, cácyếu tố kinh tế văn hoá xã hội... mà sự tác động của chúng có thể tạo nên cho cơ thể conngười những thay đổi có lợi hoặc đặc biệt là không có lợi về sức khoẻ con người. 1.2.2. Hậu quả Hầu hết các vấn đề sức khoẻ đều có liên quan đến mối quan hệ nhân quả. Để tìmhiểu ta phải nghiên cứu thật đầy đủ về nguyên nhân mới mong xác định được hậu quảcó thể của tình trạng phơi nhiễm. Trong mối quan hệ nhân quả, thì hậu quả là tất cảmọi bệnh trạng mà ta quan tâm nghiên cứu, bao gồm các bệnh, khuyết tật và nhữngtrạng thái không bình thường của sức khoẻ. Nếu ta tiến hành nghiên cứu với 2 mụctiêu trên thì mối quan hệ nhân quả mới có thể xác lập được. 1.2.3. Xác định quần thể nghiên cứu12 Quần thể nghiên cứu được xác định như sau: - Quần thể định danh - Quần thể phơi nhiễm - Quần thể có nguy cơ - Quần thể có nguy cơ cao. Chọn quần thể nào để nghiên cứu, phụ thuộc mục đích và khả năng nghiên cứu.Thông thường người ta chỉ tiến hành nghiên cứu trên một mẫu nghiên cứu mà mẫu đóđược xác định dựa trên một quần thể nhỏ nhất song vẫn đáp ứng được mục tiêu nghiêncứu. Các quần thể được chọn thường là quần thể phơi nhiễm, quắn thể có nguy cơ,quần thể có nguy cơ cao. 1.2.4. Định nghĩa bệnh trạng nghiên cứu Đây là vấn đề xác định, làm rõ hơn những vấn đề cần và sẽ nghiên cứu. Một bệnhtrạng hay một hiện tượng sức khoẻ nào đó, sẽ mô tả đều phải được định nghĩa chínhxác và cụ thể nhất, dễ hiểu nhất trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ rệt. Trong lâmsàng người ta vẫn gọi là tiêu chuẩn vàng. Người làm nghiên cứu sẽ dựa trên nhữngđịnh nghĩa, những tiêu chí này để xác định chính xác vấn đề nhằm tránh sai sót hệthống không đáng có. Trong nghiên cứu mô tả thì định nghĩa vấn đề sẽ giúp ta giảmbớt các yếu ố nhiễu và chuẩn hoá các chỉ tiêu nghiên cứu. 1.2.5. Mô tả yếu tố nguy cơ Yếu tố có nguy cơ là yếu tố có liên quan hay làm tăng khả năng mắc một bệnhnào đó, có thể là hành vi, lối sống, các yếu tố môi trường, các tác nhân lý, hoá, sinhhọc gây bệnh... Mô tả rõ ràng các yếu tố nguy cơ của hiện tượng sức khoẻ, mới có cơsở để phân tích rõ ràng và đầy đủ các yếu tố liên quan với chúng, không bỏ sót và nhưvậy mới đạt được mục tiêu của công việc mô tả đặc biệt là mô tả tương quan. Nếu thấymô tả tương quan không chắc chắn thì có thể phải thay đổi bằng các phương pháp khácnhư mô tả so sánh nhiều nhóm hoặc nghiên cứu bệnh chứng... ta sẽ xác định được cácyếu tố nguy cơ. 1.3. Thiết kế nghiên cứu mô tả 1.3.1. Mô tả bệnh từ một trường hợp bệnh Nghiên cứu mô tả trường hợp bệnh là mô tả rất sâu sắc đặc tính của một số giớihạn các “trường hợp”. Một trường hợp cụ thể là một bệnh nhân, một trung tâm y tếhay một làng... Những nghiên cứu dạng này cho ta thấy rõ được bản chất vấn đề mà tacần nghiên cứu. Nghiên cứu trường hợp phổ biến nhất là trong các lĩnh vực khoa họcxã hội, quản lý và y học lâm sàng. Ví dụ, trong y học lâm sàng các đặc tính của mộtloại bệnh mà cho đến nay vẫn chưa nhận biết rõ cũng có thể được ghi nhận như lànghiên cứu một trường hợp. 13 1.3.2. Điều tra cắt ngang nhằm định hướng sự phân bố của một số biến số trongquần thể nghiên cứu tại một thời điểm như - Các đặc tính về mặt thể chất của con người, hay m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: