Danh mục

PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC PHẦN 3

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.08 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Đa số các nghiên cứu đều nhằm phục vụ hay đáp ứng cho từng quần thể rộng lớn, song ta chỉ có thể chọn một số nào đó có thể đại diện cho quần thể đó là mẫu nghiên cứu. Mẫu chọn được như thế nào, và cỡ mẫu là bao nhiêu?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC PHẦN 3 CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đa số các nghiên cứu đều nhằm phục vụ hay đáp ứng cho từng quần thể rộng lớn,song ta chỉ có thể chọn một số nào đó có thể đại diện cho quần thể đó là mẫu nghiêncứu. Mẫu chọn được như thế nào, và cỡ mẫu là bao nhiêu? để có thể đại diện cho quầnthể song ít mắc sai số và kinh tế, hiệu quả. Cách chọn mẫu dù là mẫu ngẫu nhiên đơn, mẫu phân tầng hay mẫu chùm... đềuphải dựa vào quần thể. Quần thể có quy mô nhỏ dần từ quần thể tổng quát, quần thể định danh, quần thểcó nguy cơ, quần thể có nguy cơ cao và cuối cùng là quần thể bị đe doạ. Việc chọn mẫu nghiên cứu tuỳ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và khả năngnghiên cứu, song người ta thường chọn mẫu trong khu vực quần thể bị đe doạ làmnhóm chủ cứu để so sánh với nhóm chứng. Thông thường mẫu được chọn dựa trên hai cơ sở quan trọng là kết quả nghiêncứu trước đó hay kết quả ước định, kết quả nghiên cứu thử nghiệm và xác suất chotrước do ta dự định. Ví dụ: Ta có thể chọn mẫu trong nghiên cứu bệnh sất rét ở trẻ em dưới 5 tuổi khita biết tỷ lệ bệnh sốt rét trong trẻ em tại vùng đó khoảng 20% và ước lượng có độ tincậy ở mức > 95%. 1. Các loại mẫu trong nghiên cứu 1.1 Mẫu không xác suất - Mẫu mục đích: Là loại mẫu nghiên cứu không xác suất mà dựa vào mục đíchcủa nhà nghiên cứu. Không có các yêu cầu của chọn mẫu và tính cỡ mẫu (Mẫu chủđích). - Mẫu kinh nghiệm: Là loại mẫu nghiên cứu không xác suất mà dựa vào kinhnghiệm của nhà nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu. - Mẫu tiện lợi: Là mẫu thiết kế để làm sao cho việc lấy đơn giản, tiện lợi. 1.2. Mẫu xác suất - Mẫu ngẫu nhiên đơn. - Mẫu ngẫu nhiên hệ thống. - Mẫu ngẫu nhiên phân tầng. - Mẫu chùm. 1.3. Mẫu ngẫu nhiên đơn Định nghĩa: Là loại mẫu nghiên cứu trong đó các cá thể có cơ hội được chọn như26nhau và mẫu nghiên cứu. Cách tiến hành chọn: Sử dụng bảng số ngẫu nhiên là thông dụng hơn cả. Giới thiệu cấu trúc bảng số: gồm có các hàng ngang và cột dọc, bảng có cấu trúcrất ngẫu nhiên để cho việc chọn lựa các số theo bất kỳ chiều hướng nào. Cách sử dụng: Xác định số ký tự cần thiết: mỗi ký tự là một số, số ký tự được lấy phụ thuộc vàokích thước quần thể nghiên cứu. Ví dụ: Nếu định nghiên cứu 10 cá thể trong số 100 cáthể ta lấy 3 ký tự. Tương tự nêu nghiên cứu 200 cá thể trong quần thể 1000 người tachọn 4 ký tự. Xác định chiều hướng chọn. Trước khi chọn số ta cần quy định chiều đi theohàng hay theo cột để đảm bảo ngẫu nhiên. Chọn các số ngẫu nhiên: đầu tiên ta chọn cá thể đầu tiên năm trong số các cá thểcủa quần thể, sau đó theo hướng đã chọn chọn tiếp các cá thể sau nếu chọn được số đãchọn thì bỏ qua. Có thể dùng cách bốc thăm, rút số đồng tiền, quay cổ chai để chọn. Ưu nhược điểm: Là cơ sở cho các kỹ thuật chọn mẫu khác. Tốn kém và tốn thời gian Không thuận tiện Không thích hợp cho các bệnh phân bố theo tuổi, giới... 1.4. Mẫu hệ thống Định nghĩa: Là loại mẫu nghiên cứu giống như mẫu ngẫu nhiên đơn nhưng cáccá thể được chọn cách nhau một khoảng cách nhất định. Cách tiến hành chọn: Tính khoảng cách mẫu k = N/n Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên < k (theo bảng số ngẫu nhiên) Tìm các số sau bằng số trước nó + k Ví dụ: Chọn 7 cá thể trong số 70 người để nghiên cứu ta làm như sau: Tính k = N/n = 70/7 = 10 Chọn trên bảng số được một số ngẫu nhiên nhỏ hơn 10, giả sử là 8 đó chính là cáthể đầu tiên, cá thể thứ 2 là 8 + 10 = 18, cá thể thứ 3 là 28... cá thể cuối cùng là 68. Ưu nhược điểm: Dễ triển khai hơn mẫu ngẫu nhiên đơn 27 Không thích hợp cho các đặc trưng nghiên cứu phân bố theo chu kỳ. 1.5. Mẫu tầng Định nghĩa: Là một mẫu nghiên cứu mà quần thể được chia làm nhiều tầng, riêngbiệt, mỗi tầng có số lượng cá thể nhất định được chọn vào mẫu nghiên cứu. Cách tiến hành chọn: Định nghĩa tầng: tầng là tập hợp các cá thể tương đối giống nhau về các đặctrưng nghiên cứu. Phân bổ các cá thể vào các tầng: cân xứng và không cân xứng. Ví dụ: Một nghiên cứu về mô hình bệnh tật và sử dụng dịch vụ y tế được tiến hành tạihuyện Võ Nhai năm 1995. Mẫu tầng được chọn để nghiên cứu, thủ tục như sau. Ngườita chia huyện làm 3 tầng: Vùng núi cao, vùng núi, vùng trung du. Sau đó liệt kê các xãthuộc từng vùng rồi chọn ngẫu nhiên mỗi vùng 2 xã để nghiên cứu. Tất cả các cá thểtrong 6 xã đều được nghiên cứu. Ưu nhược điểm: Giá thành thấp hơn Chính xác hơn các mẫu khác nếu các đặc trưng nghiên cứu đồng nhất trong từngtầng. Có cả thông tin trên từng tầng lẫn thông tin của các tầng. 1.6. Mẫu chùm Định nghĩa: Là một mẫu ngẫu nhiên đơn trong đó mỗi đơn vị mẫu là một tập hợpcác cá thể gọi là chùm. Cách tiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: