Thông tin tài liệu:
Giảm 30% giá thành, giảm 50% thời gian thi công. Đó là khẳng định của các chuyên gia Trung Quốc trong công nghệ mới về đầm nén xử lý nền đất bằng phương pháp chân không trong buổi hội thảo do Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để gia cố nền đất yếu như: dùng đệm cát, cọc cát, trụ vật liệu rời thoát nước thẳng đứng, trụ đất-xi măng, bấc thấm…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp mới trong xử lý nền đất yếu
Phương pháp mới trong xử lý
nền đất yếu
Giảm 30% giá thành, giảm 50% thời gian thi công. Đó là khẳng
định của các chuyên gia Trung Quốc trong công nghệ mới về đầm
nén xử lý nền đất bằng phương pháp chân không trong buổi hội
thảo do Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để gia cố nền đất yếu như: dùng đệm
cát, cọc cát, trụ vật liệu rời thoát nước thẳng đứng, trụ đất-xi măng, bấc
thấm… Tuy nhiên, bơm hút chân không là một phương pháp gia cố nền
đất sét yếu, dùng công nghệ bơm hút chân không để hút nước trong đất
làm cho đất cố kết nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Đây là phát minh của
ông Từ Sĩ Long - Chủ tịch HĐQT Cty CP Cảng Loan Tân Hải (QT)
(nhiều người ưu ái gọi ông là “người biến bùn thành bão, biến đất thành
vàng”)…
So với phương pháp xử lý nền đất thông thường thì công nghệ hút chân
không có nhiều ưu điểm vượt trội như tiết kiện được 30% giá thành xây
dựng, rút ngắn 50% thời gian thi công… Công nghệ này được thực hiện
nhanh thông qua vài lần làm áp lực bằng chân không kết hợp với số lần
biến đổi năng lượng thích hợp để đóng nền từ đó hạ thấp tỷ lệ chứa nước
trong đất, nâng cao mật độ đất, sức tải của nền, giảm sự sụt lún sau khi
thi công và sự sụt lún sai khác ở nền đất yếu. Theo các chuyên gia trong
lĩnh vực xử lý nền đất thì phương pháp này sẽ tạo ra được một áp lực
(trên 1 ápmốtphe) khống chế sức tải của mặt đất, tạo độ dày cần thiết
theo yêu cầu kỹ thuật, khống chế được độ lún và tạo độ lún đồng đều
cho mặt đất. Công nghệ này đã được Uỷ ban Khoa học Thượng Hải
(Trung Quốc) giám định “đạt tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế”, hiện đang
được áp dụng tại nhiều công trình xây dựng cảng biển, đường bộ và
đường hàng không, được nhiều quốc gia đón nhận trong đó có Việt
Nam.
Bốn đặc điểm vượt trội của công nghệ hút chân không so với các
phương pháp thông thường đó là: tốc độ nhanh, thời gian thi công ngắn;
chi phí thi công chỉ bằng 30 - 50%; có thể kiểm soát được chất lượng
căn cứ vào các điều kiện địa chất khác nhau để thiết kế nên các thông số
thi công phù hợp; thi công đảm bảo vệ sinh môi trường. Tại Trung
Quốc, công trình sửa chữa, mở rộng đường băng số 2 Sân bay Quốc tế
Phố Đông Thượng Hải là một phương án “sân bay hướng ra đại dương”.
Sau khi sử dụng công nghệ này không chỉ giải quyết được vấn đề lún sâu
của nền đất trên bờ biển mà còn tiết kiệm được cả nhiệu triệu đo-la Mỹ
tiền vốn đầu tư. Hơn nữa chất lượng công trình được các chuyên gia
đánh giá “tốt nhất, vượt xa yêu cầu thiết kế”. Công trình Cảng Tân
Thành khi sử dụng công nghệ mới này đã tiết kiệm được 360 triệu nhân
dân tệ. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như: công trình xử lý nền đất
ở cảng Tam Kỳ, Ninh Ba, Chiết Giang (Trung Quốc) cũng dùng công
nghệ hút chân không, tiết kiệm được 73 triệu nhân dân tệ. Trong gần 3
năm riêng khu vực Thượng Hải đã tiết kiệm được 1 tỷ nhân dân tệ khi sử
dụng phương pháp này.
Việc đưa ra một số các biện pháp xử lý nền đất yếu mới góp phần làm
phong phú các phương pháp xử lý nền móng trong công tác xây dựng ở
nhiều vùng địa hình có địa chất yếu từ đó có cơ sở để lựa chọn những
biện pháp tối ưu để áp dụng cho các công trình. Ở Việt Nam hiện công
trình nhà máy Khí - Điện Cà Mau đã sử dụng công nghệ này.