Danh mục

Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động cấp tín dụng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.53 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả trong chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Đây là nội dung phân tích quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp vay vốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động cấp tín dụng Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG Lê Thị Thanh Hà*, Lê Chí Minh** TÓM TẮT Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) chứa nhiều thông tin phản ảnh khả năng tài chính, chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động cấp tín dụng, việc sử dụng BCLCTT để ra quyết định cho vay là còn hạn chế. Kết quả khảo sát về việc sử dụng thông tin từ BCLCTT khi ra quyết định cấp tín dụng cho thấy: 79,5% cán bộ tín dụng không sử dụng BCLCTT trong quá trình thẩm định khách hàng. Hai nguyên nhân chính được xác định là do phương pháp phân tích BCLCTT còn ít phổ biến đối với cán bộ tín dụng và ít được quy định trong quy trình phân tích tín dụng nội bộ của ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát, bài viết giới thiệu phương pháp phân tích BCLCTT nhằm đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả trong chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Đây là nội dung phân tích quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Từ khóa: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền, phân tích tín dụng. THE CASH FLOW STATEMENT ANALYSIS METHOD IN CREDIT GRANTING ABSTRACT The cash flow statement (CFS) reveals the financial capacity, operational management policy and investment policy of the enterprise. However, the use of the CFS for the lending decision is limited in lending activities. Results of the survey on the use of the information from the CFS in the credit granting decision shows that: 79.5% loan officers do not use CFS in the appraisal process. Two main reasons were identified: the CFS analysis method is less common for loan officers and also less well defined in banks’ internal credit risk rating system. Based on survey results, the article introduces the analytical methods of CFS to assess the financial capacity and efficiency in operations management policy, investment policy of the enterprise. This is an important content analysis during the financial evaluation of enterprise. Key words: Cash flow statement, Cash flow, credit analyst. * TS. GV. Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. SĐT: 0908376054, Email: thanhhadhnh@yahoo.com ThS. Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương. Email: Lechiminhbmt2003@gmail.com ** 94 Phương pháp phân tích . . . 1. SỰ RA ĐỜI CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (BCLCTT) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có nguồn gốc từ báo cáo về sự thay đổi tình hình tài chính của công ty Dowlais Ironwork vào năm 1863 (Izumi, 2007). Bảng cáo cáo này phản ánh sự thay đổi về tình hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Mãi cho tới năm 1987, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đã ban hành Chuẩn mực kế toán tài chính (SFAS) số 95 về “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Theo đó, BCLCTT được lập trên cơ sở tiền nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến dòng tiền thu và dòng tiền chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Qua nhiều lần sửa đổi bởi FASB và Hội đồng kế toán Mỹ (APB), chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 7 về “Báo cáo LCTT” được ban hành vào tháng 12 năm 1992 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Tại Việt Nam, BCLCTT ra đời muộn hơn so với trên thế giới và cũng là bảng báo cáo mới nhất trong hệ thống các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Quá trình hoàn thiện về nội dung và hình thức được thực hiện bởi Bộ Tài chính và kéo dài từ năm 1995 đến năm 2006. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thông tư số 200/2014/TT-BTC – hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC – Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, BCLCTT trình bày nguồn gốc quá trình tạo tiền (dòng tiền vào) và quá trình sử dụng tiền (dòng tiền ra) của doanh nghiệp. Đây là một bộ phận hợp thành trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không bắt buộc phải lập báo cáo này, nếu lập thì thực hiện như các doanh nghiệp có quy mô lớn. 2. NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA BCLCTT Theo quy định hiện hành, BCLCTT trình bày nguồn gốc hình thành nên dòng tiền vào và quá trình sử dụng tiền (dòng tiền ra) của doanh nghiệp. Trên BCLCTT, tiền vào và ra của doanh nghiệp được sắp xếp theo 3 dòng tiền: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. (i) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) – Operating cash flow (OCF) phản ánh các dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, bao gồm cả dòng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh. Dòng tiền từ HĐKD được trình bày theo phương pháp gián tiếp hoặc phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp trực tiếp, lưu chuyển tiền ròng từ HĐKD được lập trên cơ sở các khoản thu trừ đi các khoản chi liên quan đến hoạt động thường ngày, các khoản thu chi được xác định căn cứ trên tài khoản vốn bằng tiền và các tài khoản đối ứng được theo dõi trên sổ chi tiết của doanh nghiệp. Theo phương pháp gián tiếp, các dòng tiền vào và ra được xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp khỏi ảnh hưởng của khoản mục không phát sinh bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của vốn lưu động và các khoản mà ảnh hưởng về tiền được phân loại vào hoạt động đầu tư. (ii) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư – Investment cash flow (ICF) là dòng tiền ròng phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền. (iii) Dòng tiền từ hoạt động tài chính – Financing cash flow (FCF) là dòng tiền ròng 95 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. ICF và FCF được trình bày theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp trực tiếp có điều chỉnh. Theo phương pháp trực tiếp, các dòng tiền vào và ra tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: