Danh mục

Phương pháp phỏng vấn

Số trang: 25      Loại file: ppt      Dung lượng: 296.50 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu XHH thông qua tác động tâm lý-xã hội trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi ( người trả lời) nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp phỏng vấn 1. Phương pháp phỏng vấn • Định nghĩa phương pháp phỏng vấn • Một số quy tắc của PV • Các loại thông tin trong phỏng vấn • Các loại phỏng vấn Định nghĩa phương pháp phỏng vấn • Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu XHH thông qua tác động tâm lý-xã hội trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi ( người trả lời) nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Câu hỏi: Dựa vào định nghĩa này để phân biệt giữa phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu XHH với PP phỏng vấn trong nghề làm báo, của bác sĩ với người bệnh, trong tuyển nhân viên,…? Một số quy tắc trong thực hiện PV 1. Địa điểm phù hợp 2. Thời lượng: 60ph cho PV cá nhân, 90 ph cho thảo luận nhóm 3. Thời điểm: mùa/ngày/giờ thích hợp cho đối tượng PV 4. Lời nói đầu khi tiếp xúc: nhấn mạnh quyền lợi, sự đóng góp, giữ bí mật (khuyết danh) 5. Tính trung lập 6. Nhịp độ PV 7. Ghi chép: tại chỗ, hồi tưởng, ghi âm,… 8. Người phỏng vấn Các loại thông tin trong phỏng vấn • Câu trả lời của người trả lời • Các yếu tố hành vi, cử chỉ của người trả lời. • Các yếu tố ngôn ngữ của người trả lời Các loại phỏng vấn • Theo mức độ chuẩn bị, đặc tính của thông tin + Phỏng vấn sâu + Phỏng vấn tiêu chuẩn + Phỏng vấn bán tiêu chuẩn • Theo mức độ tiếp xúc + Phỏng vấn trực diện + Phỏng vấn qua điện thoại, internet • Theo số lượng người cùng được hỏi trong một phỏng vấn + Phỏng vấn cá nhân + Thảo luận nhóm tập trung • Theo tấn số các cuộc PV được thực hiện với cùng một đối tượng + PV một lần + PV nhiều lần 2. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc (sử dụng bảng hỏi đã chuẩn hóa) Các tên gọi khác • PP phỏng vấn bằng bảng hỏi có sẵn ( cần phân biệt với trưng cầu ý kiến) • Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa • Quesnaires • Bảng hỏi tự ghi Thời lượng: Nội dung • Khái niệm • Nhận diện và phân biệt • Xây dựng bảng hỏi • Điểm mạnh và điểm yếu • Ứng dụng • Thực hành tại lớp và bài tập về nhà Khái niệm • Phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở của một bảng hỏi hoàn thiện. Người PV sử dụng bảng hỏi đã được chuẩn hóa để đưa ra các câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin từ NTL. • Mục tiêu: đo lường, thống kê nhằm đạt được thông tin về tổng thể, giúp ta hiểu biết chung về tổng thể nghiên cứu Nhận diện và phân biệt • Câu hỏi: + Nhiều câu hỏi đóng ( có phương án định sẵn) + Câu hỏi cụ thể + Câu hỏi ngắn gọn + Với các câu hỏi tại sao, như thế nào có phương án định sẵn • Bảng hỏi + Có cấu trúc thành các phần cụ thể + Nhiều câu hỏi + Không có hướng dẫn cách điền + Có nhiều loại câu hỏi (đóng, mở, kiểm tra,..) + Không có câu hướng dẫn điều tra viên Nhận diện và phân biệt • Sự tham gia của người hỏi và người trả lời (NTL) + Trao đổi trực tiếp mặt đối mặt + Người hỏi ghi chép ngay thông tin từ NTL vào bảng hỏi. + Người hỏi không bổ sung câu hỏi trong quá trình hỏi, không thay đổi trật tự của câu hỏi + Người hỏi không gợi ý câu trả lời + Người hỏi không đưa bảng hỏi cho NTL xem hoặc tự điền + Người hỏi phải được lựa chọn cẩn thận Xây dựng bảng hỏi • Các loại câu hỏi + Câu hỏi theo nội dung: sự kiện, sự đánh giá. + Câu hỏi có hay không các phương án: câu hỏi mở, câu hỏi đóng (lựa chọn và tùy chọn), câu hỏi hỗn hợp. + Câu hỏi theo chức năng: (tâm lý, lọc, kiểm tra + Câu hỏi dạng ma trận Xây dựng bảng hỏi • Yêu cầu đối với đặt câu hỏi 1 Phản ánh khía cạnh nào của nghiên cứu (hay nhằm thu thông tin nào cho nghiên cứu?) 2 Dễ hiểu 3 Phù hợp với đối tượng 4 Phổ cập 5 Trung lập 6 Câu hỏi ghép (hợp lý và không hợp lý) 7 Câu hỏi ngắn gọn, rõ ý cần hỏi 8 Các phương án trả lời: không bao trùm lẫn nhau 9 Không dùng từ/cụm từ đặc biệt ( tiếng lóng, chuyên môn sâu, đa nghĩa,…). 10 Có chứa từ để hỏi: là gì? Như thế nào? Mức độ nào? Ai? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Xây dựng bảng hỏi • Bố cục bảng hỏi - Giới thiệu: tên bảng hỏi, tên người tổ chức nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, tính khuyết danh. - Nội dung chính: toàn bộ câu hỏi (1. Thông tin chung về hộ GD/tổ chức…; 2. Nội dung; 3. Thông tin về NTL; 4. Xác nhận của người hỏi và người giám sát). + Chia thành các phần/chương/mục cụ thể, mỗi mục có tiêu đề. + Các câu hỏi được xếp vào từng mục theo nội dung thông tin cần thu thập. + Xen kẽ các câu hỏi chức năng, tâm lý , câu hỏi chuyển tiếp giữa các cụm vấn đề + Sắp xếp theo yêu cầu của xử lý thông tin + Các câu hỏi bao quát trước, cụ thể sau; khách quan trước, chủ quan sau; theo thứ tự thời gian Xây dựng bảng hỏi • Rà soát lại bảng hỏi: tự trả lời các câu hỏi: 1. Thông tin nào sẽ nhận được từ câu hỏi này? 2. Câu hỏi này có phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu không? 3. Tại sao câu hỏi này lại được đặt ở vị trí này? 4. Việc sử dụng và sắp xếp từ ngữ trong câu hỏi này đã h ...

Tài liệu được xem nhiều: