Thông tin tài liệu:
Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives – MBO) phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị DN, từ quản lý mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian (Management by Time – MBT) sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp quản lý theo mục tiêu trong doanh nghiệp
Phương pháp quản lý theo mục tiêu trong doanh nghiệp
Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives – MBO) phản ánh
rõ nét quá trình phát triển của quản trị DN, từ quản lý mang tính chỉ huy theo
chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian (Management by Time – MBT)
sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.
Tại sao nên áp dụng phương pháp quản lý mục tiêu?
Thực tiễn chỉ ra rằng, môi trường kinh doanh ngày nay đã thay đổi và biến đổi
không ngừng dưới tác động của nhiều yếu tố. Thế giới ngày nay trở nên 'phẳng
hơn, đường biên giới giữa các quốc gia ngày càng trở nên mờ hơn'. Trong cuốn
'Thế giới phẳng', Thomas L. Friedman nhấn mạnh: một trong những yếu tố chính
làm thế giới phẳng hơn chính là sự phát triển sâu rộng của Internet trên toàn thế
giới. Đi cùng với sự phát triển đó, khái niệm 'oursource' (thuê ngoài) cũng ra đời
để tận dụng lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta có
thể thấy, Trung tâm Call Center của các DN Mỹ đặt tại Ấn Độ, thiết kế máy bay
Boeing tại Nga hay lắp ráp máy ảnh Canon, gia công giày Nike tại Việt Nam!
Thomas L. Friedman đã kết luận rằng: 'Toàn cầu hoá 3.0 đã làm đảo lộn sân chơi
vốn từ trên xuống dưới thành cạnh nhau. Và lẽ tự nhiên, điều này thúc đẩy và đòi
hỏi những tập quán kinh doanh mới, ít mang tính chỉ huy và điều khiển, nhưng lại
kết nối và cộng tác theo chiều ngang nhiều hơn'.
Chính trong bối cảnh đó, phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by
Objectives – MBO) đã ra đời và được áp dụng rộng rãi trong các DN nước ngoài.
Phương pháp này phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị DN, từ quản lý
mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian
(Management by Time – MBT) sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng
tác theo chiều ngang. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là giúp DN nâng cao
năng suất, hiệu quả và tối đa hoá được nguồn lực của DN, nhất là nguồn lực con
người, đồng thời cũng phá bỏ về cơ bản khái niệm 'worklocation' (nơi làm việc),
giải phóng năng lực và trí tuệ làm việc của người lao động.
Bảng so sánh về 2 phương pháp quản lý theo thời gian và theo mục tiêu sẽ cung
cấp cho DN một cái nhìn toàn diện về phương thức quản lý mới trong thời đại toàn
cầu hoá:
Phương pháp quản lý theo thời gian Phương pháp quản lý theo mục
tiêu
* Đặc điểm: * Đặc điểm:
- Quản lý DN theo chiều dọc mang nặng tính chỉ - Quản lý DN theo chiều ngang
huy và điều khiển. mang tính kết nối và cộng tác.
* Ưu điểm: * Ưu điểm:
- Duy trì ý thức kỷ luật của nhân viên. - Năng suất lao động cao.
* Nhược điểm: - Phát huy được trí tuệ và năng
lực làm việc của nhân viên.
- Tạo sức ỳ và tính thụ động của nhân viên.
- Tạo môi trường làm việc mang
- Không khai thác hết năng lực làm việc của nhân
tính cạnh tranh.
viên.
- Thúc đẩy làm việc vì mục tiêu
- Lãng phí về thời gian và nguồn lực lao động cao,
của nhân viên và của DN.
đặc biệt là 'hidden lost time' (lãng phí thời gian
ẩn), tức là nhân viên vẫn làm việc nhưng làm rất - Tối đa hoá nguồn lực DN và
chậm hoặc làm việc theo kiểu đối phó. hạn chế lãng phí về thời gian.
- Không thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục tiêu * Nhược điểm:
chung của DN.
- Nếu không có công cụ kiểm
soát tốt thì sẽ dễ mất 'cả chì lẫn
chài' – mục tiêu không đạt
được và vẫn lãng phí.
MBO tại Việt Nam
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã gia nhập
WTO nhưng dường như các DN Việt Nam, nhất
là DN vừa và nhỏ chưa tự thích ứng với sân chơi
toàn cầu này. Rất ít DN Việt Nam áp dụng một
cách toàn diện MBO từ cấp lãnh đạo đến từng
nhân viên. Hầu hết DN vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích những kết quả và hạn chế
trong hoạt động kinh doanh hàng năm, rồi đề ra mục tiêu cho năm sau. Việc phân
bổ mục tiêu đến từng phòng ban, từng nhân viên còn nhiều lúng túng và bỡ ngỡ.
Hơn nữa, DN Việt Nam vẫn chỉ chú trọng đến việc triển khai chiến lược về doanh
số và lợi nhuận, chứ chưa quan tâm đến việc nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu
vào và tối đa hoá nguồn lực của DN. Nguồn lực của DN thông thường bao gồm 5
yếu tố chính: lao động, nguyên vật liệu, máy móc, năng lượng và hệ thống. Quy
trình hệ thống, trong đó MBO và nguồn lực lao động là 2 yếu tố quyết định đến
năng suất và giảm chi phí. Thực tế cho thấy, 2 yếu tố này thường ít được chú trọng.
Hầu hết DN Việt Nam vẫn duy trì MBT là chủ yếu, dẫn đến năng suất thấp, lãng
phí về thời gian và nguồn lực lao động còn cao. Đội ngũ nhân viên thường không
nắm rõ mục tiêu của công ty, mục tiêu của phòng ban và mục tiêu của từng cá nhân
là gì. Điều đó tạo một sức ỳ và tính thụ động rất cao trong DN và không khai thác
hết khả năng làm việc và trí tuệ của nhân viên.
Bên cạnh đó, một số DN Việt Nam đánh giá năng lực của nhân viên theo kiểu 'cào
bằng' dựa vào thời gian làm việc, không dựa vào mục tiêu, khối lượng công việc
và hiệu quả đạt được của từng nhân viên, từ đó không khuyến khích thúc đẩy nhân
viên làm việc vì mục tiêu chung của DN.
Cuối cùng, vấn đề quan trọng trong MBO là việc truyền đạt thông tin về mục tiêu.
Thực tế, ngay ở cấp độ quản lý (giám đốc điều hành và giám đốc bộ phận) trong
DN Việt Nam vẫn ...