Danh mục

Phương pháp rèn luyện các kỹ năng cho người học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.66 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết này xoay quanh việc cần rèn luyện những kỹ năng nào và bằng cách nào cho học viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Mục đích hướng tới là nâng cao hiệu quả của việc đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp rèn luyện các kỹ năng cho người học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch Phương pháp rèn luyện các kỹ năng cho người học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Văn Hợp Tóm tắt Hướng dẫn viên du lịch là lực lượng lao động quan trọng trong ngành du lịch. Họ có vaitrò lớn trong việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch mà các công ty lữ hành đã ký kếtvới du khách. Công việc của hướng dẫn viên đòi hỏi phải thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau,đảm bảo cho chuyến đi được thực hiện tốt đẹp và đúng với những gì mà công ty lữ hành đã camkết với du khách. Trong một chuyến đi hướng dẫn viên phải phục vụ và giới thiệu nhiều nộidung khác nhau nhằm mang lại các giá trị hiểu biết cho du khách từ đó hướng tới sự hài lòngcho khách hàng. Để thực hiện công việc được tốt đẹp, hướng dẫn viên không chỉ cần nhiều kiếnthức về du lịch mà cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Để có kỹ năng tốt phục vụ cho côngviệc, đòi hỏi hướng dẫn viên phải rèn luyện thường xuyên. Song bên cạnh đó còn có yếu tốquan trọng của việc đào tạo kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chú ý đào tạo kỹnăng cho người học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch là điều quan trọng, giúp nguồn nhânlực hướng dẫn viên du lịch có đủ phẩm chất và năng lực để làm việc hiệu quả, góp phần nângcao chất lượng du lịch nước nhà. Nội dung bài viết này xoay quanh việc cần rèn luyện nhữngkỹ năng nào và bằng cách nào cho học viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Mục đích hướngtới là nâng cao hiệu quả của việc đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chongành du lịch Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Hướng dẫn viên du lịch, kỹ năng hướng dẫn du lịch 1. Mở đầu Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến ngày 17 tháng 9 năm 2023 thì ViệtNam có 36.168 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hành nghề, bao gồm: 21.021 hướng dẫn viênquốc tế, 13.554 hướng dẫn viên nội địa và 1.593 hướng dẫn viên tại điểm. Vậy hướng dẫn viêndu lịch là gì? Theo luật du lịch Việt Nam (2017) giải thích về hướng dẫn viên du lịch khá ngắngọn và theo góc nhìn luật pháp thì “Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghềhướng dẫn du lịch.” Tuy nhiên, cách giải thích này chưa nêu bật được nội hàm của hướng dẫnviên du lịch là gì. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam còn có nhiều khái niệm khác về hướng dẫn viên dulịch. Theo các nhà khoa học trường Đại học British Columbia, thì hướng dẫn viên du lịch dướigóc độ đào tạo được hiểu “là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch, trực tiếp đi kèm hoặcdi chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo các chương trình du lịch, nhằm đảmbảo việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch, cung cấp các lời thuyết minh về các điểmdu lịch và tạo ra những ấn tượng cho khách du lịch”. Theo Đinh Trung Kiên thì nêu quan điểm:“Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến đi thamquan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa thuận của khách trong thờigian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyếndu lịch với phạm vi và khả năng của mình”. Còn đối với khái niệm về kỹ năng cũng có nhiều góc nhìn khác nhau từ các nhà nghiêncứu. Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tựgiác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm líkhác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá 819nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theochuẩn mực hay quy định.” Còn theo nhà tâm lý học người Liên Xô L.D.Leviton cho rằng “Kỹnăng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cáchlựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theoông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thứcvà quy tắc nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông cũng cho rằng con người có kỹ năngkhông chỉ nắm lý thuyết về hành động mà còn phải vận dụng vào thực tế. Như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất về các kỹ năng của nghề hướng dẫn viên dulịch là việc lặp đi lặp lại những thao tác mang tính chuyên môn của công việc hướng dẫn dulịch một cách khoa học, bài bản nhằm mục đích giúp cho công việc hướng dẫn du lịch đượcthực hiện một cách hiệu quả nhất. Để trở thành một hướng dẫn viên giỏi cần phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vựctừ lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, kiến trúc, mỹ thuật... và điều rất quan trọnglà trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Qua thực tiễn công tác trong lĩnh vực hướng dẫndu lịch hơn 10 năm của tác giả và theo sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia và nhiều hướngdẫn viên du lịch lâu năm. Tất cả đều thống nhất quan điểm để trở thành hướng dẫn viên giỏingoài kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng ngôn ngữ thì hướng dẫn viên du lịch cần có cáckỹ năng sau: Kỹ năng thuyết minh du lịch, kỹ năng hoạt náo trong du lịch, kỹ năng tổ chức, kỹnăng nắm bắt tâm lý và giao tiếp với du khách, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng giảiquyết sự cố trong hành trình. Việc rèn luyện các kỹ năng này đòi hỏi cần phải thực hiện nhiềulần và phải được rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 2. Phương pháp rèn luyện các kỹ năng cho học viên chuyên ngành hướng dẫn viêndu lịch 2.1. Kỹ năng thuyết minh du lịch Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu cần phải có của hướng dẫn viên du lịch. Mục đíchcủa việc thuyết minh du lịch là để cung cấp các thông tin cho du khách trong chuyến đi, giúpdu khách hiểu hơn về vùng miền hay quốc gia mà họ đến. Thông qua việc thuyết minh du giúpdu khách có sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp và làm gia tăng ý nghĩa cho một chuyến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: