Danh mục

PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ÐỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ÐỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ I. PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ĐỐI 1. Số tương đối động thái 2. Số tương đối kế hoạch 3. Số tương đối kết cấu 4. Số tương đối cường độ 5. Số tương đối so sánh PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 1. Giới thiệu 2. Một số kí hiệu được dùng trong phương pháp chỉ số 3. Các loại chỉ số và cách tính 4. Hệ thống chỉ số 5. Chỉ số giá người tiêu thụ.Trong thống kê có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình họat động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ÐỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐPhương pháp số tương đối và phương pháp chỉ sốCHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ÐỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ I. PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ĐỐI 1. Số tương đối động thái 2. Số tương đối kế hoạch 3. Số tương đối kết cấu 4. Số tương đối cường độ 5. Số tương đối so sánh II. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 1. Giới thiệu 2. Một số kí hiệu được dùng trong phương pháp chỉ số 3. Các loại chỉ số và cách tính 4. Hệ thống chỉ số 5. Chỉ số giá người tiêu thụ BÀI TẬP Trong thống kê có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình họat động củamột doanh nghiệp nói riêng và của các hiện tượng kinh tế xã hội nói chung. Trongphạm vi giáo trình này chúng tôi chỉ đề cập ba phương pháp thường sử dụng nhấttrong họat động doanh nghiệp đó là phương pháp phân tích bằng số tương đối,phương pháp chỉ số và dự báo dựa vào dãy số thời gian. Vì tầm quan trọng củaphương pháp dự báo dựa vào dãy số thời gian nên phương pháp này sẽ được trìnhbày trong chương 12.I. PHƯƠNG PHÁP SỐ TƯƠNG ĐỐI Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khácnhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉtiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế họach của mộtdoanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thịtrường khác nhau. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu củamột hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Ngoài ra, số tương đối còngiữ bí mật cho số tuyệt đối, ví dụ ở Việt Nam tốc độ tăng GDP năm 1995 l à ( 9%,nhưng thực tế ta không biết số tuyệt đối là bao nhiêu. Căn cứ vào nội dung và mụcđích phân tích ta có 5 lọai số tương đối như sau: 1. Số tương đối động thái (lần, %)Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùngmột chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độđó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báocáo), và mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở sosánh).Ví dụ: Số lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp A qua hai năm như sau: Năm 1998: 1000 tấn (y0) Năm 1999: 1400 tấn (y1) Số tương đối động thái:Vậy, số lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp A năm 1999 so với năm 1998 bằng140% hay tăng 40%, cụ thể là tăng 400tấn (y1 - y0).Chú ý: Nếu y0 cố định qua các năm khi so sánh ta có kỳ gốc cố định: dùng kỳ gốc· cố định để so sánh một chỉ tiêu nào đó ở hai thời gian tương đối xa nhau.Ví dụ: ta ký hiệu y là doanh thu của một công ty qua 5 năm 1990-1995. Nếu chọngiá trị năm 1990 làm gốc ta có số tương đối động thái như sau: Nếu y0 thay đổi theo kỳ nghiên cứu (thay đổi qua các năm) khi so sánh ta· có kỳ gốc liên hoàn: dùng kỳ gốc liên hoàn để nói lên sự biến động của hiện tượng liên tiếp nhau qua các năm. Tương tự như ví dụ trên ta có: Trong thực tế phân tích cần kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệpđể nêu lý do tăng giảm của doanh thu (hay bất kỳ một chỉ tiêu nào khác), nói lênhướng phát huy hoặc khắc phục để doanh n ghiệp hoạt động tốt hơn. Ứng dụngtính chất phân tích kỳ gốc liên hoàn ta có thể phân tích ảnh hưởng của một số nhântố đến lợi nhuận doanh nghiệp qua hai năm (ví dụ năm 1999 so với năm 1998hoặc năm 1999 so với kế họach năm 1999) trên cơ sở toán học như sau:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (LN) công ty: Lợi nhuận năm1999 so với năm 1998 trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng bởi chênhlệch lợi nhuận tổng cộng từ doanh số bán , tỷ lệ lãi gộp , tỷ suất chi và tỷ suất thuếphí . Trong đó:Chú ý: cách tính tỷ lệ hoặc tỷ suất của chỉ tiêu nào thì bằng giá trị của chỉ tiêu đóchia cho doanh thu). Cách phân tích này đúng về mặt logic toán học, tuy nhiên trong thực tế bảnthân doanh số bán trừ đi chi phí (hoặc doanh số mua) chính là lãi gộp ảnh hưởngđến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, lúc này nhân tố lãi gộp trong công thức trêngần như chưa hợp lý. 2. Số tương đối kế hoạch (%): Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thựchiện kế hoạch của doanh nghiệp. 2.1) Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (KH): là việc lập kế họach cho một chỉtiêu nào đó tăng hay giảm so với thực tế năm trước. 2.2 Số tương đối hoàn thành kế họach (HT): đánh giá xem doanh nghiệp thực tếhoàn thành bao nhiêu % so với kế họach đề ra cho chỉ tiêu trên.Ví dụ: Tình hình doanh thu của một công ty như sau:Số tương đối nhiệm vụ kế họach = Ġ = 130% vượt 30%Số tương đối hoàn thành kế họach = Ġ = 80,7%Nhận xét: Công ty đặt kế họach doanh thu năm 1999 khá cao so với thực tế năm1998 là 30%, điều này có thể vượt quá khả năng của công ...

Tài liệu được xem nhiều: