Danh mục

Phương pháp Sống thiền

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.11 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bốn điều quan trọng của người tu, những điều cần thiết của người tu, sống được với tánh giác, sự thật là vậy, vấn đề tâm đắc,... là những nội dung chính trong Tài liệu Sống thiền. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp Sống thiềnH.T THÍCH NHẬT QUANGSỐNG THIỀN LỜI ĐẦU SÁCH Giữa cuộc vinh hư tiêu trưởng, vạn vật trong vận hành, không vật loại nào sótngoài cuộc lữ vô cùng to lớn trùng phức này. Nói một cách khác là, không một vật loạinào tồn tại ngoài cuộc dịch biến, cũng khó có ai bình thản nhìn thấu vòng xoáy này mộtcách hài hòa tươi tắn. Do vậy, vấn đề an bất an trong cuộc lữ hôm nay hình thành cụ thể. An thì khỏi nóilàm chi, bất an bất ổn thì chắc rằng dù chỉ một thoáng sống thiền cũng có thể hóa giảiphần nào. Vì sao? Bởi một phen thuyền đã ra khơi, ta bước vào cuộc lữ sóng gió muôn trùng. Bấygiờ khung trời tịnh thanh vô tận của thuở nào còn đâu nữa. Chỗ này người xưa nói:“Nhạn kia bay qua đầm nước, Nhạn không tâm lưu bóng trong nước. Đầm nọ cũng khôngý giữ hình cánh nhạn”. Khi này cả hai vô tâm, bình nhiên, diễn bày sự có mặt của nhauhết ý. Thế thì, mặc cuộc thịnh suy cho vòng xoáy vô định. Với đoạn nhân duyên như vậy, xin mời mười phương pháp lữ cùng bước vào sốngthiền, lắng sâu trong thực tại và thực sự sống thiền. THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU THÍCH NHẬT QUANG BỐN ĐIỀU QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI TU Trong buổi sinh hoạt đạo lý hôm nay, tôi sẽ nói đến bốn điểm quan trọng củangười tu. Chúng ta phải nắm cho thật vững những điểm này để áp dụng trong công phu tuhành. Nếu không, chúng ta sẽ đánh mất thời gian mà công phu tu hành lại không tiến. Chúng ta thường có bệnh, việc của mình thì không biết, lại lo biết việc của người.Đây là một điều đáng trách. Vì vậy trước tiên mình phải biết rõ được chính mình, mặt ưucũng như mặt khuyết. Trong nhà thiền gọi là “Phản quan tự kỷ”. Nếu người tu khôngchịu phản quan tự kỷ, chỉ ngó ra, chỉ lao theo bên ngoài thì sẽ vướng mắc ngoại cảnh. Tunhư thế thì cả đời toàn là rong rêu, có được lợi ích gì. Khi “Phản quan tự kỷ”, tức tự nghiệm lại trong lòng, mình sẽ thấy còn rất nhiềuthứ tăm tối, nhiều thứ chưa buông bỏ được. Người biết tu phải khai thông bằng đượcnhững thứ đó. Có khai thông mới tiến, mới yên tu được. Tâm ta khi tích chứa các thứ cùcặn ấy thì nó là cái kho tạp nhạp. Cho nên không có thứ gì mà mình không biết, songcũng không có thứ gì mình biết đến nơi đến chốn, thành ra không thể sử dụng được tâmấy. Mà phần nhiều chúng lại là tham, sân, phiền não, tật đố, tị hiềm… khiến cho chúng tabất an, khổ đau. Trong khi tâm của Phật và Bồ tát luôn chân thường, an lạc, bởi không cócác thứ cù cặn ấy. Nên bốn điều tôi sắp nói đây chính là phương tiện giúp cho hành giả được nhiềutiện lợi trong công phu tu hành của mình. Điều quan trọng thứ nhất là phải Khẩn. Tại sao phải khẩn ? Vì Khẩn thu ngắnđược giai đoạn dài. Khẩn, khẳng định được quyết tâm tu hành của mình. Khẩn, khẳngđịnh được mục đích phải đến của mình. Khẩn, làm sáng lên tất cả tâm nguyện của mình.Có khẩn ta mới không tơ tưởng lăng xăng, mơ hồ. Không khẩn thì mình cứ lề mề, an lòngvới chút ít công phu nhỏ. Chẳng hạn một tháng ăn chay năm mười ngày là đủ. Hoặc tu làăn hiền ở lành, không chọc giận ai là đủ. Hoặc phát tâm làm những việc phúc thiện là đủ.Chỉ những cái đủ như thế thì không thể tu hành đến viên mãn được. Người chỉ tu trên hình thức chẳng những không đưa đến kết quả viên mãn, mà nếukhông khéo, càng tu càng nặng thêm ngã chấp. Đây là điều chúng ta phải tự kiểm để khẩntrương loại nó ra. Cở như tôi chẳng hạn, khoảng hai chục năm về trước, ai kêu bằng chúbằng thằng cũng được. Nhưng bây giờ người nào đến mà không cúi đầu, là người đó bịcắm cờ ngã mạn ngay. Vì mình đã tập quen trong thói được người ta cung kính đảnh lễnhư một vị Thượng tọa rồi. Chỉ một điểm nhỏ trong cuộc sống thôi, nếu không khéo tỉnhchúng ta sẽ mất mình. Cho nên người tu phải nhìn chừng từng chút như vậy. Thực hànhcông phu mà để cho ngã tướng hiện bày thì không đúng. Mình phải làm sao ? Phải khẩntrương loại bỏ, triệt tiêu, đừng để nó hiện hình. Thêm một điều khẩn nữa là, ai trong chúng ta cũng biết điểm then chốt chủ yếucủa đạo Phật là giải thoát. Giải là mở ra, thoát là trót lọt, là cắt đứt tất cả. Muốn giải thoátthì phải thanh tịnh. Không thanh tịnh mà đòi giải thoát thì không có được. Muốn thanhtịnh phải thanh lọc những cặn bã trong tâm mình. Người tu là những người sống trongđoàn thể thanh tịnh, nói thanh tịnh, làm việc thanh tịnh, ý nghĩ thanh tịnh. Có sinh hoạtthanh tịnh mới đảm bảo được tinh thần giải thoát, giác ngộ. Giác ngộ là rỗng rang sáng suốt. Bây giờ chúng ta phải làm sao trong các duyên,mọi sinh hoạt đi, đứng, nằm, ngồi, tiếp khách, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, tụng kinh, tọathiền, đọc sách, dạo chơi... lòng luôn rỗng rang sáng suốt như vòng tròn của bức tranh thứtám. Đó là chúng ta đã tháo gỡ được tất cả những dây mơ rễ má trong lòng mình. Người như thế là người sống được với tánh giác của mình. Có sống được với tánhgiác thì lòng mới rỗng rang sáng suốt, tương ưng với Phật với Bồ tát. Muốn vậy chúng taphải khẩn. Khẩn như thế nào ? Không lề mề, không kéo rề mà phải có thái độ dứt khoát.Dứt khoát làm chủ đối với tất cả các cảnh duyên bên ngoài, không để nó dẫn đi. Ngườikhông có thái độ dứt khoát thì không thể thành tựu được bất cứ việc gì. Thành ra người tu thì phải có ý chí, phải khẳng định và dứt khoát với công việccủa mình. Một Thiền sư đã nói: “Việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ, việc lớn đã sángnhư đưa ma mẹ”, nghĩa là lúc nào cũng phải phấn phát khẩn trương, không bao giờ cóthái độ trì hoãn. Mọi mờ mịt chúng ta phải dẹp tan. Muốn dẹp tan thì phải tỉnh, phải giác,phải có trí tuệ, có ý chí vững mạnh. Chứ không phải dẹp tan là cầm hèo, cầm gậy mà quơmà hét như khùng như điên. Chủ yếu làm sao chúng ta bình thản, an nhiên, không vướngbận gì trong lòng, thì là dẹp tan. Chuyện này không phải dễ làm. Vì từ lâu mình đã quen cất chứ không quen dẹp.Người xưa nói “trời trưa nắng gắt, gánh nặng đường xa”, người khôn dù ngọc ngà châubá ...

Tài liệu được xem nhiều: