Danh mục

Phương pháp sư phạm tương tác và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.25 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học được phát huy tích cực tối đa dựa trên sự trợ giúp của người giáo viên và ảnh hưởng của môi trường xung quanh chi phối. Mối quan hệ: Người học – Giáo viên – Môi trường là nhân tố tác động sâu sắc tới quá trình chủ động sáng tạo và học tập của sinh viên. Phương pháp sư phạm tương tác cơ bản cũng dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa ba tác nhân (Người học – Giáo viên – Môi trường).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp sư phạm tương tác và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ. ThS. Cao Xuân Liễu Khoa Sư phạm – Trường đại học Đà Lạt Theo lộ trình đổi mới, cải cách giáo dục đại học Việt Nam thì tới năm2010 các trường đại học trong cả nước sẽ áp dụng hình thức đào tạo theo tínchỉ thay vì hình thức đào tạo theo niên chế như hiện nay (theo đề án đổi mớigiáo dục đại học Việt Nam). Đây là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu giáo dục,các trường đại học quan tâm, lo lắng vì nó liên quan đến sự tồn tại của cơ sởgiáo dục đào tạo trong bối cảnh có sự canh tranh gay gắt về giáo dục đại họctrên thế giới và Việt Nam. Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chếtín chỉ, các lĩnh vực, khía cạnh khác của giáo dục đại học cũng buộc phải thayđổi, chuyển mình để vận hành cho phù hợp với hình thức này. Trong đó, đặcbiệt phải kể đến các yếu tố quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau trong phươngpháp dạy - học ở trường đại học. Vì thế, ở bài viết này, chúng tôi muốn đề cậptới vấn đề khai thác phương pháp sư phạm tương tác trong hình thức đào tạotheo học chế tín chỉ nhằm phát huy ưu điểm của loại hình thức này đồng thờicó tính đến vai trò của các yếu tố trong cấu trúc của phương pháp sư phạmtương tác. Trước hết, tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng tri thức, kỹ năngcủa một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời giannhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp, (2) học tập trongphòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn củagiáo viên), (3) tự học ở lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặcchuẩn bị bài. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trongmột thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Hình thứcđào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo cho các sinh viên đạt được vănbằng đại học qua việc tích lũy các loại kiến thức giáo dục khác nhau được đobằng một đơn vị xác định căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bìnhcủa một sinh viên. Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học đượcphát huy tích cực tối đa dựa trên sự trợ giúp của người giáo viên và ảnh hưởngcủa môi trường xung quanh chi phối. Mối quan hệ: Người học – Giáo viên –Môi trường là nhân tố tác động sâu sắc tới quá trình chủ động sáng tạo và họctập của sinh viên. Phương pháp sư phạm tương tác cơ bản cũng dựa trên mốiquan hệ tương hỗ giữa ba tác nhân (Người học – Giáo viên – Môi trường). Batác nhân này luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động vàphản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Theo bản chất, ưu điểm của đàotạo theo học chế tín chỉ và bản chất của phương pháp sư phạm tương tác, ngườidạy đóng vai trò cố vấn cho quá trình học tập, người tham gia vào quá trình họctập và nhà nghiên cứu. Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, người dạygiúp cho người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó có thể pháthuy được vai trò chủ động, sáng tạo và nguồn lực của chính họ để học tốt mônhọc; giúp cho chính người dạy hiểu được những gì người học cần trong quá 5trình học tập và những gì người học có thể tự làm được để có thể chuyển giaonhững nhiệm vụ này cho họ thông qua hướng dẫn và giám sát. Đồng thời,người dạy hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thựctế nhất của giáo dục hiện đại: học gắn với hành. Với tư cách là người tham giavào quá trình dạy – học, người dạy hoạt động như một thành viên tham gia vàoquá trình học tập ở trên lớp với các nhóm người học. Với tư cách vừa là cố vấn,vừa là người tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm vai trò bổsung là nguồn tham khảo có giá trị cho người học, giúp người học tháo gỡnhững khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với tư cách là ngườihọc và người nghiên cứu, người dạy là một thành viên tham gia học tập ở trênlớp và ở một chừng mực nào đấy họ có điều kiện trở lại vị trí của người học,hiểu và chia sẻ những khó khăn, trách nhiệm học tập với họ. Có thực hiện đượcvai trò của người học thì người dạy mới có thể phát huy được vai trò tích cựccủa người học, lựa chọn được phương pháp và kỹ năng giảng dạy thích hợp.Mặt khác, với tư cách là nhà nghiên cứu, người dạy có khả năng đóng góp khảnăng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình dạy học,những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến quá trình dạy học, hiểu được đây lànhiệm vụ liên nhân: người dạy và người học đều có trách nhiệm tham gia trongđó người học có vai trò trung tâm, người dạy có vai trò hỗ trợ. Tương tác với người dạy trong quá trình dạy – học, trong phương thứcđào tạo theo học chế tín chỉ, người học phải cố gắng và phải được tạo điều kiệnđể thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình ...

Tài liệu được xem nhiều: