Danh mục

Phương pháp thiền sư Việt Nam

Số trang: 330      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (330 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đalưu-chi, thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản, so Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về thiền sư Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Tài liệu Thiền sư Việt Nam. Hy vọng đây là Tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp thiền sư Việt Nam THÍCH THANH TỪTHIỀN SƯ VIỆT NAM DL 1999 - PL 2543 LỜI NÓI ĐẦU Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma(Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ.Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản,Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Namthật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bákém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII chođến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phậtgiáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặcghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển TruyềnĐăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ YếuNgữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Tam Tổ Hành Trạng, Nam Tông Tự Pháp Đồv.v... cho đến Đại Tạng Kinh cũng được Trần Anh Tông sắc cho Thiền sư Pháp Loa chủtrương khắc in. Thế là ở Việt Nam đâu có thiếu kinh sách Phật giáo. Nhưng, trong số sách này, có quyển còn, có quyển mất. Bởi vì cuối đời Trần sangnhà Hồ (1400-1407), nước ta bị giặc Minh sang đánh, rồi lại lệ thuộc Minh (1414-1427).Sử chép: “Năm 1419 quan nhà Minh tịch thu hết sách vở trong nước, các kinh điển nhàPhật đem về Kim Lăng và đốt phá chùa chiền rất nhiều.” Đây là một lý do rõ rệt, khiếnsách vở chúng ta nghèo nàn. Đâu những thế, mà còn đến thời Pháp thuộc ngót tám mươinăm, sách vở của ta cũng bị mang về Pháp nhiều. Rồi đến năm 1945 lại bị Nhật sang,sách vở của chúng ta lại mất một phần nữa. Thế là đã nghèo lại nghèo thêm. Hiện giờ chúng ta tìm được chút ít tài liệu về sách sử Phật giáo của người Việtviết, phần lớn từ ở thư viện bên Pháp và thư viện bên Nhật, hoặc những bản chép tay cònsót ở trong dân chúng. Do đó muốn soạn một bộ sử Thiền sư Việt Nam thật là khó khănvô kể. Tuy nhiên như thế, song kể từ năm 1931 các Sư cụ Nam, Trung, Bắc đề xướngphong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến nay (1972), ngót bốn mươi năm mà chưacó một quyển sử nào nói về Thiền sư Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy có một cuốn sử duynhất Việt Nam Phật Giáo Sử Lược dày không tới 250 trang, của Thượng tọa Mật Thể, innăm 1943. Trong ấy nói lược qua các thời đại Phật giáo và mỗi thời dẫn một vị Thiền sưthôi. Lại nữa, sách vở Việt Nam thuở xưa viết bằng Hán tự, ngày nay chúng ta chuyênhọc quốc ngữ, nên đối với sách vở của ông cha chúng ta còn lưu lại rất là xa lạ. Nếunhững vị còn một ít vốn liếng chữ Hán không nỗ lực phiên dịch thì thật là thiệt thòi chokẻ hậu học lắm vậy. Chúng tôi tài mọn sức yếu, mà tự gán lấy một trọng trách sưu tậpbiên soạn thành quyển sách này, là một việc làm vượt hơn khả năng của mình. Nhưng vìbổn phận không cho phép chúng tôi dừng. Trong khi biên soạn, chúng tôi thấy nhiều chỗ không hài lòng, vì sử liệu quá hiếmhoi, như đời Lý, phái Thảo Đường thấy ghi truyền đến mấy đời mà không có vị nào cólịch sử. Đến đời Trần, đệ tử Điều Ngự Giác Hoàng rất đông, trong ấy có sáu vị Pháp sưnổi tiếng, mà chúng ta chỉ thấy vỏn vẹn có một vị ghi trong sử. Đến như phái Trúc LâmYên Tử truyền mãi đến Thiền sư Hương Hải, là từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVIII,mà chúng ta chỉ tìm được tài liệu vài ba vị Thiền sư, thật là quá thiếu sót. Nếu đã là thấttruyền thì làm sao có Thiền sư Hương Hải thừa kế phái Trúc Lâm? Bằng sự truyền thừaliên tục thì sử các Thiền sư ấy ở đâu? Chỉ có thể nói sách sử thất lạc. Trong quyển sử này, chúng tôi chỉ biên soạn đến tiền bán thế kỷ thứ XVIII, từ đóvề sau vì không đủ tài liệu nên không dám soạn. Dành phần này cho người sau, khi có đủtài liệu biên tiếp. Chúng tôi còn gặp khó khăn về niên lịch, vì các quyển sách xưa ghichép khác nhau. Chúng tôi cố gắng tra khảo, thấy niên lịch nào hợp lý liền dùng. Nếu cósơ sót hoặc sai chạy, xin quí vị cao minh phủ chính cho. Những vị Thiền sư từ đời Trầntrở về trước, chúng tôi sắp theo thứ tự thời gian, chớ không theo hệ phái. Về phần sử có những vị vua được chánh thức thừa kế Thiền tông, nhưng vì nặngviệc quốc chánh nên chúng tôi chẳng ghi. Như vua Lý Thánh Tông là đệ tử Thiền sư ThảoĐường, vua Trần Thái Tông là người thấu hiểu Thiền tông, có tác phẩm Khóa Hư Lục vàThiền Tông Chỉ Nam. Còn một số vị Sư có tiếng mà không biết nằm trong hệ phái nào, hoặc không có tưcách một Thiền sư, chúng tôi đều không ghi vào đây. Biên xong quyển sử này, chúng tôi rất tri ân Thượng tọa Mật Thể, ông Ngô Tất Tốv.v... nhờ các quyển sách của quí vị ấy khiến chúng tôi được dễ dàng nhiều. Chúng tôi mong một chút công phu nhỏ bé của chúng tôi, giúp phần nào chongười Phật t ...

Tài liệu được xem nhiều: