Danh mục

PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.51 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1/Tác động của Tư duy tích cực Có thể nói, trừ những trẻ có những khó khăn rối nhiễu về tâm lý ngay từ lúc mới sinh, hay bị những tổn thương về trí tuệ khiến các em chậm phát triển về nhiều mặt, thì hầu như trẻ nào cũng đều có khả năng hình thành và phát triển điều mà người lớn nhiều khi phải tìm kiếm, học hỏi rất khó khăn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC 1/Tác động của Tư duy tích cực Có thể nói, trừ những trẻ có những khó khăn rối nhiễu về tâm lý ngay từ lúc mới sinh, hay bị những tổn thương về trí tuệ khiến các em chậm phát triển về nhiều mặt, thì hầu như trẻ nào cũng đều có khả năng hình thành và phát triển điều mà người lớn nhiều khi phải tìm kiếm, học hỏi rất khó khăn. Đó là cách nghĩ, cách nhìn với tư duy tích cực về cuộc sống. Trẻ thường nhìn nhận cuộc sống một cách đơn giản và tự nhiên, nhưng chính những ứng xử của bố mẹ, của thày cô làm trẻ “vỡ mộng” lần hồi mà bắt đầu ngày càng trở nên bi quan với cuộc sống chung quanh, nhất là với những gia đình không hình thành được những mối tương giao lành mạnh. Với một số bạn trẻ cũng thế, khi còn là học sinh thường có những ước vọng, đôi khi khá viễn vông hay quá khích dù rất tốt đẹp. Khi họ bước vào cuộc đời thường có những mong ước, khát vọng đóng góp năng lực để làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Thế rồi, khi tiếp cận với những công việc, những vấn đề thì thực tế không giống với những gì mình hình dung, và thế là vỡ mộng, là thất vọng, để hình thành những cái nhìn tiêu cực về cuộc sống . Cũng có khi họ sẽ chấp nhận để “hòa nhập” với những tính chất ấy và không còn giữ được thái độ tích cực trong mọi lĩnh vực. Thực ra, đối với cuộc sống hiện nay cũng khó mà có được một cái nhìn vô tư và tích cực với quá nhiều những bất công và phi lý diễn ra hằng ngày. Nhưng đối với trẻ em, thì chính sự gìn giữ cho các em những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, về những cách ứng xử của mọi người sẽ giúp cho em có được một bản lĩnh để gìn giữ và hình thành những tư duy tích cực sau này khi các em trưởng thành. 2/ Nền tảng của tư duy tích cực Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là tư duy tích cực? Tư duy tích cực nếu xét về mặt sinh học, thì đó là một hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí (Psychoenergy) nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonine, doparmine (gây hưng phấn) hoặc oxytocin (gây khoái cảm tính dục) để gây ra những biến chuyển trong hệ nội tiết, hệ miễn dịch và các hệ này sẽ kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ hơn. Còn tư duy tiêu cực lại làm suy giảm các chất nội tiết, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến con người mệt mỏi, dễ bị bệnh và đưa đến sự thất vọng, chán đời, dần dần đi đến trầm cảm và có nguy cơ tự sát. Nếu xét về mặt tâm lý, thì tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân. Nhờ các năng lượng mà ta gọi là nội lực này được tác động khiến cho con người có thể phát triển, vượt qua mọi thách thức. Ngược lại tư duy tiêu cực làm con người trở nên sợ hãi, mất niềm tin vào bản thân, dễ bị áp lực từ bên ngoài để trở nên lệ thuộc, tự đánh mất phẩm chất của con người. Nếu xét về mặt xã hội thì tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người và ngay tại trong gia đình, với tư duy tích cực thì mỗi thành viên sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng. Ngược lại, với những gia đình mà tư duy tiêu cực hiện diện, nó sẽ làm xói mòn tình cảm và sự tôn trọng giữa các thành viên, tạo thành một môi trường bệnh hoạn, hình thành những thói quen bạo hành và gia trưởng, độc đoán và làm cội nguồn của những cá nhân ích kỷ, tham lam và độc đoán sau này. 3/ Xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ: Trước hết, ngay tại chính gia đình các em nếu như các em phải sống trong một môi trường vắng bóng nụ cười, thiếu những niềm vui và sức sống, thiếu sự tin tưởng và tôn trọng của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau và nhìn một cách phiến diện, thì gia đình sẽ giống như một cái quán trọ, mà ở đó mỗi thành viên chỉ biết đến những công việc riêng của mình, ra sức bảo vệ quyền lợi và sự riêng tư của mình, có khi còn áp đặt lên những người xung quanh những yêu sách không hợp lý để bảo vệ “quyền tự do cá nhân” thì chắc chắn, các em sẽ rất khó có thể có được những chất liệu cơ bản để xây dựng cho mình những tư duy tích cực trong các lĩnh vực của cuộc sống. Như thế, chúng ta thấy với những đứa trẻ được sống và lớn lên trong một môi trường có sự Vui vẻ - có niềm vui– có sự chấp nhận – có sự tin tưởng và tôn trọng thì đó sẽ là nền tảng để hình thành những tư duy tích cực. Để giúp các em có được những tư duy tích cực, chúng ta cần giúp cho trẻ những điểm sau đây : 1. Nhìn nhận những ưu điểm của trẻ tùy theo tính chất của mỗi em và giúp cho các em cũng biết cách nhìn ra những giá trị và phẩm chất tốt đẹp của mình. 2. Chúng ta phê bình sự thiếu sót, sai lầm của hành vi các em, chứ không phê phán, đánh giá thấp chính bản thân các em. Điều này giúp các em nhìn ra những sai sót và không có mặc cảm về sự yếu kém của chính mình. 3. Biết được mức độ năng lực của các em, để ...

Tài liệu được xem nhiều: