Danh mục

Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí địa phương trong điều kiện hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.71 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là hướng dẫn các bước xây dựng một CAP dựa trên cơ sở khoa học tích hợp kết quả đã thực hiện trước đó như kiểm kê khí thải (EI), phân vùng xả thải khí thải và kết quả tính tác động của ô nhiễm không khí (ÔNKK) đến sức khỏe người dân; Áp dụng phương pháp này xây dựng CAP cho TP. HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí địa phương trong điều kiện hiện nay TRAO ĐỔI - THẢO LUẬNPHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGKHÔNG KHÍ ĐỊA PHƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Hồ Quốc Bằng*,Vũ Hoàng Ngọc Khuê (1) Nguyễn Thoại Tâm, Nguyễn Thị Thúy Hằng Lê Thị Vinh Hương TÓM TẮT Hiện nay, các tỉnh/thành của Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Các hoạt động này ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng không khí (CLKK) và sức khoẻ con người. Cần thiết phải xây dựng kế hoạch quản lý CLKK hiệu quả (hay còn gọi là kế hoạch không khí sạch (CAP)). Mục tiêu của nghiên cứu là hướng dẫn các bước xây dựng một CAP dựa trên cơ sở khoa học tích hợp kết quả đã thực hiện trước đó như kiểm kê khí thải (EI), phân vùng xả thải khí thải và kết quả tính tác động của ô nhiễm không khí (ÔNKK) đến sức khỏe người dân; Áp dụng phương pháp này xây dựng CAP cho TP. HCM. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp xây dựng CAP của Dự án Không khí sạch cho các thành phố (TP) vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á (CASC) của Đức. Để xây dựng CAP cho TP. HCM, cần kiểm kê khí thải, kết quả EI từ tích hợp hai phương pháp tiếp cận từ dưới lên và trên xuống, sau đó, kết quả mô phỏng lan truyền ÔNKK và phân vùng xả thải từ hệ mô hình TAPM-CTM. Phương pháp tính toán tác động của ÔNKK lên sức khỏe người dân TP. HCM dựa trên lý thuyết mô hình BENMAP. Kết quả cho thấy, nguồn đường (giao thông) chiếm lượng phát thải lớn nhất cho tất cả các chất gây ô nhiễm, đóng góp tương ứng 99,0%, 97,0%, 93,0%, 78,0%, 76,0%, 64,0% và 45,0% tổng lượng phát thải CO, NMVOC, NOx, SO2, TSP, CH4, và PM2.5 của toàn TP. Đối với một số khu vực trung tâm, TP không còn khả năng tiếp nhận khí thải CO, NOx. Nghiên cứu đánh giá tác động của ÔNKK lên sức khỏe cộng đồng tại TP. HCM cho thấy ảnh hưởng lớn của bụi PM2.5 tới sức khỏe cộng đồng khi chiếm tới 81,45% tổng số ca tử vong được gây ra bởi cả ba tác nhân ô nhiễm (PM2.5, SO2, NO2). Cuối cùng, CAP đã được đề xuất với 13 giải pháp và 1 khuyến nghị giai đoạn 2020- 2025. Đây là nghiên cứu tích hợp toàn diện đầu tiên về CAP tại 1 địa phương ở Việt Nam, mang lại cái nhìn sâu sắc để hỗ trợ cơ quan ban hành các kế hoạch và hành động nhằm giảm phát thải khí thải, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường không khí, hướng tới phát triển bền vững. Từ khóa: Kiểm kê khí thải, phân vùng xả thải, mô phỏng ÔNKK, kế hoạch quản lý CLKK, TP. HCM. Nhận bài: 28/2/2021; Sửa chữa: 26/3/2021; Duyệt đăng: 28/3/2021. 1. Mở đầu Các TP lớn nói chung và TP. HCM nói riêng hiện Không khí bị ô nhiễm là một trong những vấn đề phải đối mặt với tình trạng quá tải phương tiện giaomôi trường nghiêm trọng nhất ở các khu vực đô thị (1). thông, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường.Đến nay, các nước phát triển đã có nhiều nỗ lực để cải Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. HCM, TP cóthiện CLKK thông qua việc giảm lượng khí thải như: Sử số lượng phương tiện giao thông cao nhất cả nước vớidụng năng lượng sạch hơn, áp dụng các quy định CLKK 9 triệu phương tiện đang hoạt động (tính đến thángmới, di dời các hoạt động công nghiệp sang các nước 4/2017), trong đó ô tô là 637.323 chiếc, xe máy làđang phát triển, áp dụng công nghệ tiên tiến ít phát thải. 7.339.522 chiếc, tăng 5,4% so với năm 2016 (3), chưaỞ các nước đang phát triển, CLKK đã xấu đi đáng kể, tính đến hơn 1 triệu xe máy, 556.688 xe ô tô của ngườido đó hàng triệu người phơi nhiễm với nồng độ cao các dân từ các tỉnh, TP khác đến TP. HCM làm ăn, sinhchất ô nhiễm độc hại. sống.1 Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậuViện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia TP. HCM. Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 15 Theo số liệu từ Cục Thống kê TP. HCM, tính đến việc thiết kế các chiến lược kiểm soát hiệu quả để giảmtháng 4/2019, dân số ước tính là 8,99 triệu người (4). lượng phát thải các chất ÔNKK; Phục vụ hoạch địnhHiện nay, toàn TP có tất cả 14 khu công nghiệp, khu chế kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) TP; Tínhxuất và khu công nghệ cao; 30 cụm công nghiệp trên toán và đánh giá các chất ÔNKK, chất độc phát ra từdiện tích 1.900 ha cùng nhiều nhà máy, xí nghiệp nằm các hoạt động sản xuất và giao thông hoặc phát thải hóariêng lẻ. Các phương t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: