Danh mục

Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả cũng lý giải sự nghiệp sáng tác độc đáo, có phần nào khó hiểu của Kafka bằng huyền thoại. Ông cho rằng “kể từ Lời phán xét, năm 1912, trở đi, Kafka thôi không chỉ thể hiện những gì diễn ra trong bản thân ông để xây dựng những tác phẩm thực sự, nghĩa là những huyền thoại...”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn họcTác giả cũng lý giải sự nghiệp sáng tác độc đáo, có phần nào khó hiểu củaKafka bằng huyền thoại. Ông cho rằng “kể từ Lời phán xét, năm 1912, trở đi,Kafka thôi không chỉ thể hiện những gì diễn ra trong bản thân ông để xây dựngnhững tác phẩm thực sự, nghĩa là những huyền thoại...”; cái vĩ đại của Kafka là“đã biết sáng tạo một thế giới huyền tho ại đồng nhất với thế giới hiện thực. Cáihiện thực trong nghệ thuật chỉ là một sáng tạo làm thay hình đổi dạng thực tếhàng ngày bằng sự hiện diện của con người”, thế giới ấy có thể xem như kiểu“mô hình mà các nhà bác học xây dựng để trình bày các hiện tượng” ... Thơ của Saint-John Perse trong đó “giai thoại được kéo lên ngang tầmhuyền thoại” (Philippe Faucher), những tác phẩm thơ “không phải là sự phảnánh thế giới hiện thực, mà là sự sáng tạo một thế giới huyền tho ại” (G.E.Clancier) cũng được Garaudy phân tích trong mối liên quan giữa huyền thoạivà thực tế. Rút ra mẫu số chung cho ba tác gia kể trên, để khép lại Về một chủ nghĩahiện thực không bờ bến, Garaudy viết “Chủ nghĩa hiện thực của thời đại chúngta là chủ nghĩa hiện thực sáng tạo huy ền thoại, chủ nghĩa hiện thực có tínhchất anh hùng ca, chủ nghĩa hiện thực mang tầm vóc Prométhée”(10). Trong Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Garaudy chủ yếu vậndụng huyền thoại vào những tác gia tác phẩm cụ thể. Đến Chủ nghĩa Marx củathế kỷ XX, vấn đề huyền thoại được bàn sâu hơn, đậm chất lý luận, trong cảmột chương sách, chương V có tiêu đề Chủ nghĩa Marx và nghệ thuật. Garaudy xuất phát từ cơ sở lý luận bản chất của chủ nghĩa Marx cũngnhư của văn học nghệ thuật là hành động sáng tạo. Ông viết: “Điểm xuất phátcủa chủ nghĩa Marx [...] đó là hành động sáng tạo của con người. Đó cũng làcái đích đi tới của chủ nghĩa Marx: làm cho mỗi con người thành một conngười, nghĩa là một người sáng tạo...”. Văn học nghệ thuật xây dựng nhữnghuyền thoại, vì theo ông, “huy ền thoại ở ngang tầm hành động sáng tạo củacon người”. Không ai có thể phủ nhận văn học nghệ thuật là hành động sángtạo, và chúng ta biết luận điểm nổi tiếng của Karl Marx trong Luận cươngFeuerbach: Vấn đề không phải là giải thích thế giới mà là cải tạo thế giới. Garaudy không phủ nhận giá trị nhận thức của những tác phẩm lớn nhưMarx đã nói về Balzac và Lénine về Tolstoi. Nhưng ông cho rằng “nghệ thuật lànhận thức, nhưng là nhận thức mang tính đặc thù bởi đối tượng của nó và bởingôn ngữ của nó: con người nhận thức quyền lực sáng tạo của mình và bằngngôn ngữ chẳng bao giờ cạn của huyền thoại”. Huyền thoại được đưa về lĩnhvực ngôn ngữ. Huyền thoại là những “mô hình” do nghệ sĩ sáng tạo nên trong tác phẩm.Thuật ngữ ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở chương sách này. Theo ông,“tác phẩm không phải là tấm gương, màn ảnh, mà là mô hình”, bức tranh là“một vật thể mà giá trị không tuỳ thu ộc vào một thế giới được coi như nó diễntả. Giá trị của nó là ở bản thân nó, như một vật thể kỹ thuật, chỉ khác ở chỗ nókhông nhằm phục vụ một hành động riêng biệt, mà nhằm cung cấp, ở mỗi thờiđại, một mô hình thể hiện quyền lực sáng tạo hoặc biến đổi thế giới của chúngta và niềm tin của chúng ta vào quyền lực ấy”... Các khái niệm “sáng tạo” và “mô hình” được sử dụng theo những nộihàm khác nhau trong văn bản của Garaudy. Một mặt, mô hình không phải làbản sao của thực tế mà do nghệ sĩ sáng tạo theo những quy tắc khác để thểhiện cái thực tế ấy, mô hình như “của các nhà bác học xây dựng để trình bàycác hiện tượng” mà tác giả nói đến trong Về một chủ nghĩa hiện thực không bờbến đã dẫn trên kia; ở trường hợp ấy, thế giới huyền thoại đồng nhất, tuykhông phải là một, với thế giới hiện thực. Mặt khác, mô hình, được hiểu nhưhình ảnh tương lai được sáng tạo và có tính chất dự báo trong tác phẩm, hìnhảnh này được xây dựng không phải bằng con đường lý trí, vì theo ông “mythoskhông thể quy về với logos”. Vậy là khi bàn đến huyền thoại, Garaudy cũng đi ngược thời gian đến cổđại Hy Lạp, với từ gốc “mythos”, tuy sự chú ý của ông mới dừng lại ở sự đốilập giữa “mythos” và “logos”; ông không nhắc đến Saussure nhưng đã xemhuyền thoại như một ngôn ngữ và thường sử dụng cụm từ “ngôn ngữ củahuyền thoại”. Ông không dùng các khái niệm “cái biểu đạt”, “cái được biểu đạt”,nhưng đã chỉ ra mối liên quan vừa tách biệt vừa đồng nhất giữa huy ền thoại vàhiện thực: “Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn đều là một trong những huyền thoạiấy. Cái mà từ Cervantes đến Cézanne, hoặc từ Paul Klee đến Brecht, người tagọi là sự biến dạng của hiện thực, thật ra là hình ảnh có tính chất huyền thoạicủa hiện thực”(11). Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt diễn ra thông qua sựkhơi gợi. Barthes nhiều lần nh ắc đến tính chất khơi gợi khi bàn về “Huyền thoại,ngày nay...”. Chẳng hạn, ông viết: “Vậy tất cả đều có thể trở thành huyền thoạiư? Đúng thế, tô ...

Tài liệu được xem nhiều: