Danh mục

Phương thức tự tạo - một phương thức định danh quan trọng của địa danh huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung trình bày về phương thức định danh địa danh vừa mang tính truyền thống vừa mang tính phổ biến – phương thức tự tạo. Đây là phương thức chủ đạo và có vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình định danh địa danh và cũng là phương thức phản ánh rõ nhất bản chất của địa danh nói chung và địa danh ở Ia Grai nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức tự tạo - một phương thức định danh quan trọng của địa danh huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) PHƯƠNG THỨC TỰ TẠO - MỘT PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH QUAN TRỌNG CỦA ĐỊA DANH HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI Hồ Trần Ngọc Oanh* TÓM TẮT Bài viết này tập trung trình bày về phương thức định danh địa danh vừa mang tính truyền thống vừa mang tính phổ biến – phương thức tự tạo. Đây là phương thức chủ đạo và có vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình định danh địa danh và cũng là phương thức phản ánh rõ nhất bản chất của địa danh nói chung và địa danh ở Ia Grai nói riêng. 1. Mở đầu 1.1. Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nên nó phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội. Việc đặt tên cho một vùng đất thường chứa đựng một ý nghĩa nào đó liên quan đến đối tượng hoặc chủ thể đặt tên. Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ cũng như của một địa phương đồng thời cũng giúp hiểu được đặc điểm văn hóa - lịch sử của một dân tộc hoặc của cộng đồng cư dân địa phương như lớp trầm tích đọng lại trong các địa danh của họ và kèm theo đó là những đặc điểm văn hóa của họ được thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ của vùng này. 1.2. Khảo sát và phân tích địa danh Ia Grai - nơi mà dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%, chúng tôi nhận thấy nổi trội lên một lớp địa danh bằng tiếng dân tộc (chủ yếu là tiếng Gia rai) phổ biến trong huyện. Các địa danh ở đây được ra đời chủ yếu trên ba phương thức định danh cơ bản, đó là: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn. Tuy nhiên, trong số ba phương thức này, thì định danh bằng phương thức tự tạo chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc định danh các địa danh ở đây. Phương thức tự tạo là phương thức định danh vừa mang tính truyền thống vừa mang tính phổ biến. Đây là phương thức chủ đạo và có vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình định danh địa danh và cũng là phương thức phản ánh rõ nhất bản chất của địa danh nói chung và địa danh ở Ia Grai nói riêng. Là một kí hiệu ngôn ngữ đặc biệt, địa danh cũng mang đầy đủ những đặc trưng của kí hiệu, bởi như M.B. Khrapchencô thì: “Kí hiệu không chỉ thay thế các sự vật hiện thực mà cả quá trình và cả các quan niệm tư tưởng của con người”1. Có thể thấy, địa danh không chỉ là tên gọi để định vị địa lý, khu biệt đối tượng mà còn thể hiện tư tưởng, nhận thức, tình cảm của cộng đồng dân cư đó đối với vùng đất mà họ đang định cư. Bài viết sẽ giới thiệu việc định danh các địa danh ở huyện Ia Grai bằng phương thức tự tạo. 1 Dẫn theo Lê Trung Hoa trong Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003, tr. 22. 63 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) 2. Các lớp địa danh được định danh bằng phương thức tự tạo ở huyện Ia grai 2.1. Khi nghiên cứu địa danh trong tiếng Việt, phương thức tự tạo thường được coi là “lấy những âm thanh từ ngữ sẵn có trong tiếng Việt ghép lại để gọi tên các đối tượng trong hiện thực” [6, tr.59]. Nếu quan niệm như vậy, phương thức tự tạo không bao gồm các địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ dân tộc thiểu số (NNDTTS), và nhóm địa danh này thường được các nhà nghiên cứu xếp vào phương thức vay mượn. Tuy nhiên, đối với một địa bàn đặc thù như huyện Ia Grai, việc xếp các địa danh có nguồn gốc NNDTTS vào phương thức vay mượn e rằng chưa thật sự hợp lý. Những người Kinh đầu tiên đặt chân đến Gia Lai là vào khoảng thế kỉ XVII (thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ) nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỉ XX, người Kinh mới đặt dấu ấn thật sự trên mảnh đất Ia Grai. Hơn nữa, kết quả thu được ở các di chỉ khảo cổ học ở xã Ia Krai và xã Ia Chia đã cho thấy ở Ia Grai là nơi sinh sống của các cư dân cổ thuộc “văn hóa Biển Hồ” (cách đây khoảng 3.500 năm). Do địa hình của các khu vực cư trú đa dạng cộng với những biến động liên tục của cư dân (do xảy ra nhiều cuộc tranh chấp giữa các thế lực bên ngoài, giữa các làng, các tộc người khác nhau) nên một số dân tộc có dân số đông như Gia rai, Ba na đã quy tụ vào một địa bàn cư trú nhất định và họ được xem là cư dân bản địa ở vùng đất này. Bởi vậy, tên các bản làng, ngọn núi, con sông, thậm chí có khi là tên một gốc cây, một gò đất... trên mảnh đất Tây Nguyên đều ghi đậm bản sắc văn hóa của những tộc người này. Ở huyện Ia Grai, khi người Kinh đến sinh sống và tiếp quản vùng đất này, những tên làng, tên núi, tên sông,... bằng tiếng Gia rai vẫn được lưu giữ đến bây giờ. Chính vì vậy, thiết nghĩ, việc xếp những địa danh có nguồn gốc từ tiếng Gia rai vào phương thức tự tạo là điều hợp lí hơn. Có thể thấy rõ hơn vai trò chủ đạo của cách định danh bằng phương thứ ...

Tài liệu được xem nhiều: