Danh mục

Pin điện hóa và ăn mòn kim loại

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.86 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo tài liệu Pin điện hóa và ăn mòn kim loại sau đây để bổ sung thêm các kiến thức về cấu tạo và hoạt động, tính suất điện động của pin điện hóa; sự ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá; chống ăn mòn kim loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pin điện hóa và ăn mòn kim loại PIN ĐIỆN HÓA VÀ ĂN MÒN KIM LOẠII. Pin điện hóa1. Cấu tạo và hoạt động - Kim loại mạnh làm điện cực âm (anot) và bị ăn mòn. - Kim loại có tính khử yếu hơn được bảo vệ. - Cầu muối có tác dụng trung hòa dung dịch2. Tính suất điện động của pin điện hóa Epin = Ecatot – Eanot = Emax - EminII. Ăn mòn kim loại Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trườngxung quanh. Đó là một quá trình hoá học hoặc quá trình điện hoá trong đó kim loại bị oxi hoá thành iondương. M  Mn+ + neCó hai kiểu ăn mòn kim loại là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.1. Ăn mòn hoá họcĂn mòn hoá học là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếpđến các chất trong môi trường.Máy móc dùng trong các nhà máy hoá chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của độngcơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hoá chất hoặc với hơi nước ở nhiệt độ cao.Nhiệt độ càng cao, kim loại bị ăn mòn càng nhanh.2. Ăn mòn điện hoáĂn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tácdụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âmđến cực dương.a) Thí nghiệm ăn mòn điện hoáNhúng thanh kẽm và thanh đồng không tiếp xúc với nhau vào cốc đựng dung dịchH2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn cho đi qua một vôn kế. -1-Kim vôn kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Thanh Zn bị mòn dần, ở thanh Cu có bọt khí thoátra.Giải thích : Ở điện cực âm (anot), kẽm bị ăn mòn theo phản ứng : Zn  Zn2+ + 2eIon Zn2+ đi vào dung dịch, còn electron theo dây dẫn sang điện cực đồng.Ở điện cực dương (catot), ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thànhphân tử H2 thoát ra : 2H+ + 2e  H2b) Cơ chế ăn mòn điện hóa sắt (hợp kim sắt trong không khí ẩm)Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ. Trong không khí ẩm, trên bề mặt của sắtluôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2 trong khíquyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. Sắt và các tạp chất (chủ yếulà cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.Tại anot, sắt bị oxi hoá thành ion Fe2+ : Fe  Fe2+ + 2eCác electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.Tại vùng catôt, O2 hoà tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit : O2 + 2H2O + 4e  4OHCác ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li đến vùng catot và kết hợp với ion OH  để tạothành sắt (II) hiđroxit. Sắt(II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hoá bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit,chất này lại phân huỷ thành sắt II oxit.Gỉ sắt màu đỏ nâu, có thành phần chính là Fe2O3.xH2O.c) Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá  Các điện cực phải khác chất nhau, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim.  Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.  Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hoá.Các diều kiện mô tả ở trên chỉ là tuyệt đối hoá, quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra trong tự nhiên.III. Chống ăn mòn kim loạiSự ăn mòn kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm chúng ta phải sửa chữa,thay thế nhiều chi tiết của máy móc, thiết bị dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiệngiao thông vận tải,... -2-Mỗi năm, lượng sắt, thép bị gỉ chiếm đến gần 1/4 lượng được sản xuất ra. Vì vậy, chống ăn mòn kimloại là công việc quan trọng cần phải làm thường xuyên để kéo dài thời gian sử dụng của các máy móc,vật dụng làm bằng kim loại. Dưới đây là một vài phương pháp chống ăn mòn kim loại.1. Phương pháp bảo vệ bề mặtDùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại nhưbôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,... Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồvật bằng sắt thường được mạ niken hay crom.2. Phương pháp điện hoáNối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạothành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loạikia được bảo vệ. Thí dụ để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép vàvỏ tàu (phần chìm dưới nước), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫnkhí đốt ở dưới đất, người ta lắp vào mặt ngoài của thép nhữngkhối kẽm. Kết quả là kẽm bị nước biển hay dung dịch chất điện li ở trong đất ăn mòn thay cho thép. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn -3- ...

Tài liệu được xem nhiều: