Lên kế hoạch: Trong tất cả mọi lĩnh vực, ta nghe thường xuyên câu này: "một kết hoạch chặt chẽ chính xác tránh một thất bại". Chụp ảnh chân dung, hơn mọi thể loại khác, phải tuân theo tiên đề này. Một tiên đề khác quen thuộc với thể loại ảnh phóng sự: "Ai, khi nào, ở đâu, ra sao và tại sao?". Nếu ta đặt những câu hỏi đó trước khi chụp, kế hoạch buổi chụp hầu như được giải quyết.
Ai? Ta cần biết ít nhất tên, tuổi, giới tính của người mẫu, và cũng như vậy nếu có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 2)
PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 2)
- Lên kế hoạch:
Trong tất cả mọi lĩnh vực, ta nghe thường xuyên câu này: một kết hoạch
chặt chẽ chính xác tránh một thất bại. Chụp ảnh chân dung, hơn mọi thể
loại khác, phải tuân theo tiên đề này. Một tiên đề khác quen thuộc với thể
loại ảnh phóng sự: Ai, khi nào, ở đâu, ra sao và tại sao?. Nếu ta đặt những
câu hỏi đó trước khi chụp, kế hoạch buổi chụp hầu như được giải quyết.
Ai? Ta cần biết ít nhất tên, tuổi, giới tính của người mẫu, và cũng như vậy
nếu có thêm người khác. Ta có lẽ đã có một sáng kiến về kĩ thuật chụp.
Khi nào? Mùa trong năm và thời điểm chụp trong ngày cho ta một chỉ dẫn
quan trọng về áng sáng và hướng nếu ta sử dụng áng sáng tự nhiên. Câu hỏi
này cũng chỉ ra là chụp trong khung cảnh cá nhân, trong tiếp đón gia đình
hay trong một trận bóng đá.
Ở đâu? Nơi chốn quyết định ánh sáng cần thiết, nó cũng có thể cho biết
phông nền ngoại cảnh, là những tác nhân ảnh hưởng đáng kể đến loại ảnh
chụp.
Ra sao? Câu hỏi này đặt trên các hoạt động và biến cố, nó gợi ý cho ta một
bức ảnh chân dung với ánh sáng đúng hình thức, hay chỉ một bức ảnh chụp
sống thoải mái thư dãn.
Tại sao? Lý cho chụp gợi ý cho ta mục đích sử dụng. Một bức ảnh đóng
khung dùng cho tạp chí? mục đích của bức ảnh luôn luôn gợi ý cách thức
chụp?
Năm câu hỏi đơn giản trên qui tụ về một câu hỏi lớn: như thế nào? câu hỏi
này quyết định về loại trang thiết bị cần thiết và cho ta biết là ta đã thực hiện
buổi chụp tương tự như vậy trước đây hay không. Nó gợi ý thêm là ta phải
tìm kiếm các ví dụ để coi các nhiếp ảnh gia khác xử lí như thế nào trường
hợp này, hoặc hơn nữa có cần phải tham quan xác định nơi chụp trước hay
không. Nếu ta còn lưỡng lự chưa chắc thì đừng do dự chụp vài tấm thử
nghiệm trước trước khi chụp chính thức.
Sau khi trả lời tất cả câu hỏi trên, kế hoạch của chúng ta đã sẵn sàng, nhưng
cũng phải chuẩn bị các tình huống không lường trước: trời xấu, trễ nải, hư
thiết bị để thiết lập một giải pháp dự bị. Một kế hoạch chuẩn bị tốt và uyển
chuyển cho phép người chụp tập trung vô cái chính yếu: chụp những bức
ảnh đẹp
Luôn luôn lập một danh mục khi ta tiến hành một buổi chụp khác với thường
lệ, đây là vài ví dụ:
- Danh mục trang thiết bị: tất cả những gì ta sẽ phải dùng, chọn túi xách và
kiểm tra coi pin đã được sạc đầy chưa.
- Thời gian biểu: Lập danh sách mỗi giai đoạn quan trọng, một giờ trước để
chuẩn bị, thời gian kéo dài toàn bộ buổi chụp.
- Danh sách các ảnh chụp: từ những tấm bắt buộc chính thức đến các tấm
ngẫu hứng.
- Nhân vật: địa chỉ người mẫu, số điện thoại...
Càng có kinh nghiệm thì bạn càng tin tưởng vô danh mục lập ra của bạn.
Đừng để bất cứ cái gì tình cờ và luôn luôn ghi chép lại những sáng kiến hay
Bức ảnh bìa một cuốc sách ẩm thực á châu này thể hiện một bờ biển nhiệt
đới tràn ngập các đặc sản. Ánh sáng fill-in là một bóng đèn halogen dẫn điện
từ khách sạn tới. Không thể tránh khỏi ruồi nhặng nhưng tốc độ chụp 1/5s
loại chúng khỏi bức ảnh.
Chủ thể là một phi công giật được nhiều giải huấn luyện của không quân và
tôi muốn cho thấy tối đa máy bay. Nhờ vào lời báo trước mà họ đã chuẩn bị
xắp xếp máy bay theo hàng để thực hiện bức ảnh này từ tháp điều khiển.
Tấm ảnh chụp một thầu khoán Hongkong này đã được quyết định trong thời
gian ngắn, ít thời gian để lên kế hoạch. Cửa sổ tròn và đèn trong phòng là
những thành phần hiển nhiên đưa vào ảnh, từ đó quyết định góc chụp. Chủ
thể không ngồi sau bureau như thói quen mà đặt phía trước.
- Dựng cảnh:
Vị trí đặt mẫu không nhất thiết phải đặt trước một nền trắng, hậu cảnh có thể
đóng vai trò quan trọng trong bức ảnh. Chúng ta đã đề cập về biểu hiện nét
mặt của chủ thể, một khi đủ mạnh và được xác định, nó thường thống trị
toàn bộ bức ảnh và gây sự chú ý ngay lập tức. Nhưng thể loại này không quy
giảm chỉ còn lại bản sao của khuôn mặt hay người ta. Đôi khi việc đưa môi
trường xung quanh vào khuôn ảnh có thể có một ý nghĩa, thậm chí đóng một
vai trò cốt yếu.
Ngoại trừ loại chân dung thuần chất studio có phông nền trắng, tất cả các
tấm ảnh chụp con người ta đều có một nơi chốn xác định. Nếu như chúng
thú vị thì tại sao chúng ta không quan tâm đến và rút tỉa ra được cái gì đó?
Không thể tránh được một điều là chúng sẽ làm rút nhỏ kích thước của nhân
vật trong khung ảnh, bởi vì hoặc ta phải chụp từ xa, hoặc phải dùng ống kính
rộng hơn. Trong các ví dụ dưới đây, nơi chốn một khi đã được chọn, đã
thống lĩnh ngay lập tức quá trình chụp, cùng lúc trong quá trình chuẩn bị và
trong không gian của bức ảnh. Đây không phải là một tà thuyết mà là cách
tạo ra sự biến đổi. Thể loại chân dung, hơn bất cứ các thể loại khác, luôn
biến đổi để thích ứng với sự đa dạng và độc đáo, và việc sử dụng vải nền chỉ
là một con đường để đi tới đó.
Thừa nhận tính quan trọng của nơi chốn đòi hỏi thêm mối quan tâm thêm về
dựng cảnh. Nó phải được quét dọn, lau chùi, sắp xếp, thu nhỏ, thậm chí tạo
dựng. Từ đó phải tốn thêm thời gian, cố gắng, tiền bạc để bảo đảm xứng
đáng với tầm cỡ của bức ảnh.
...