Thông tin tài liệu:
Lập trình mạng là một trong những nhiệm vụ căn bản để phát triển các ứng dụng doanh nghiệp. Một chương trình mạng được viết ra để các chương trình trên các máy tính khác nhau có thể truyền tin với nhau một cách hiệu quả và an toàn cho dù chúng được cài đặt trên mạng LAN, WAN hay mạng toàn cầu Internet, đây là điều căn bản đối với sự thành công của nhiều hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Programming - Lập Trình Giao Thức, Đường WAN Phần 1 Lời mở đầu Lập trình mạng là một trong những nhiệm vụ căn bản để phát triển các ứng dụngdoanh nghiệp. Một chương trình mạng được viết ra để các chương trình trên các máytính khác nhau có thể truyền tin với nhau một cách hiệu quả và an toàn cho dù chúngđược cài đặt trên mạng LAN, WAN hay mạng toàn cầu Internet, đây là điều căn bản đốivới sự thành công của nhiều hệ thống. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy với nhiều đặc trưng ưu việtso với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác như tính độc lập với nên, tính bảomật,…Java là ngôn ngữ ngay từ khi ra đời đã hướng đến lập trình mạng nên việc viết mộtchương trình lập trình mạng bằng Java dễ dàng hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác. Giáo trình này bao gồm 10 chương: Chương 1: Giới thiệu những khái niệm căn bản về mạng máy tính để người đọc cóthể tiếp cận với các chương tiếp theo. Trong chương này chúng ta sẽ đi vào xem xétmạng vật lý, phần cứng được sử dụng trong các mạng LAN. Tiếp theo chúng ta sẽ tìmhiểu mô hình phân tầng OSI bảy tầng, và sự tương ứng của họ giao thức TCP/IP với cáctầng trong mô hình OSI. Sau đó chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các giao thức mạng, giaothức Internet, và giao thức e-mail. Chương 2: Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java. Chương này trình bày các khái niệmcăn bản về ngôn ngữ lập trình Java. Giới thiệu lịch sử phát triển và cấu trúc của máy ảoJava. Những đặc trưng đã tạo nên sức mạnh của ngôn ngữ Java cũng được giới thiệutrong chương này. Cũng trong chương này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cách cấu hình vàcài đặt môi trường biên dịch, chạy và soạn thảo ngôn ngữ Java. Tiếp đến ta sẽ đi vào tìmhiểu các thành phần cơ bản của Java như kiểu dữ liệu, cấu trúc lệnh tuần tự rẽ nhánh,lặp, và nhảy. Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các khái niệm liên quan đến lập trìnhhướng đối tượng trong Java như lớp, phương thức, thuộc tính, các từ khóa bổ trợ nhưstatic, final, abstract, thừa kế và tính đa hình trong Java. Một trong những khái niệm mớimà các ngôn ngữ truyền thống trước đây không có là ngoại lệ và đón bắt ngoại lệ trongJava cũng được giới thiệu. Chương 3: Các luồng vào ra. Chương này giới thiệu khái niệm vào ra bằng cácluồng dữ liệu. Trước tiên ta sẽ tìm hiểu về các luồng và ý nghĩa của luồng trong chươngtrình Java. Tiếp đến chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các luồng vào ra chuẩn trong gói làmviệc với console. Các luồng trừu tượng java.io.InputStream, java.io.OutputStream là cácluồng cơ bản để từ đó xây dựng nên các luồng cụ thể. Luồng được chia thành các nhómnhư luồng byte và luồng ký tự. Từ phiên bản Java 1.4 một đặc trưng vào ra mới trongJava được đưa vào cũng được giới thiệu trong chương này. Việc nắm vững kiến thức ởchương này cũng giúp cho việc lập trình ứng dụng mạng trở nên đơn giản hơn vì thựcchất của việc truyền và nhận dữ liệu giữa các ứng dụng mạng là việc đọc và ghi cácluồng. Chương 4: Lập trình đa tuyến đoạn. Trong các ngôn ngữ lập trình trước đây cácứng dụng hầu hết là các ứng dụng đơn tuyến đoạn. Để tăng tốc độ xử lý và giải quyết vấnđề tương tranh của các ứng dụng nói chung và ứng dụng mạng nói riêng ta cần sử dụngkhái niệm đa tuyến đoạn. Phần đầu của chương này trình bày các khái niệm căn bản vềtiến trình, tuyến đoạn. Tiếp đến chúng ta sẽ xem xét các cách cài đặt một ứng dụng tuyếnđoạn trong Java bằng lớp Thread và thực thi giao tiếp Runnable. Sau đó ta sẽ đi vào tìmhiểu các phương thức của lớp Thread. Sự đồng bộ hóa và cách cài đặt một chương trìnhđồng bộ hóa cũng được giới thiệu trong chương này. Chương 5: Lập trình mạng với các lớp InetAddress, URL và URLConnection. LớpInetAddress là lớp căn bản đầu tiên trong lập trình mạng mà ta cần tìm hiểu. Nó chỉ racách một chương trình Java tương tác với hệ thống tên miền. Tiếp đến ta sẽ đi vào tìmhiểu các khái niệm về URI, URL,URN và lớp biểu diễn URL trong Java. Cách sử dụngURL để tải về thông tin và tệp tin từ các server. Sau đó ta đi vào tìm hiểu lớpURLConnection, lớp này đóng vai trò như một động cơ cho lớp URL. Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn Chương 6: Lập trình Socket cho giao thức TCP. Trong chương này chúng ta sẽ tìmhiểu cách lập trình cho mô hình client/server và các kiểu kiến trúc client/server. Các lớpSocket và ServerSocket được trình bày chi tiết trong chương này để lập các chương trìnhcho giao thức TCP. Chương 7: Lập trình ứng dụng cho giao thức UDP. Chương này giới thiệu giaothức UDP và các đặc trưng của giao thức này. Tiếp đến ta đi vào tìm hiểu các lớpDatagramPacket và DatagramSocket để viết các chương trình ứng dụng mạng cho giaothức UDP. Chương 8: Tuần tự hóa đối tượng và ứng dụng trong lập trình mạng. Trình bày cácvấn đề về tuần tự hóa và ứng dụng của tuần tự hóa trong lập trình mạng. Chương 9: Phân tán đối tượng bằng Java RMI. Chương này tìm hiểu chủ đề về lậptrình p ...