Danh mục

Quả chanh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.05 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chanh là một số loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua.Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới - chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ (zest) cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol / lít) axit citric, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quả chanhQuả chanhChanh là một số loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh(Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩmtrên khắp thế giới - chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (cácmúi của chanh) và vỏ (zest) cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn vànướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol / lít) axitcitric, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Điều nàylàm cho nước ép chanh không đắt, có thể sử dụng thay axít cho các thínghiệm khoa học trong giáo dục. Bởi vì có vị chua, nhiều thức uống và kẹocó mùi vị đã xuất hiện, bao gồm cả nước chanh.Bên cạnh giá trị của một loại gia vị và nước uống giải khát phổ thông, chanhcòn là nguồn quan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoáthuộc nhóm Flavonoids có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăngcường hệ miễn nhiểm và làm chậm sự lão hoá. Căn cứ vào giá trị dinhdưỡng và tác dụng dược lý, chanh được tổ chức Plants for a Future xếp vàonhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục gồmhơn 7.300 loài thực vật làm thuốc hoặc làm thức ăn.Cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck, thuộc họ cam quýtRutaceae. Chanh là một loại cây nhở, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. Láhình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răngcưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 đến 3 hoa. Vỏ quả có màuxanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín. Quả chia làm nhiều múi. Dịchquả rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu. Cây chanh được trồngkhắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làmgia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc.Thành phần hoá họcTrong 100gr thịt quả chanh có 90% nước, protein 0,8gr, chất béo 0,5gr,carbohydrate 8,2gr, chất xơ 0,6gr, tro 5,4gr, calcium 33mg, phosphor15mg,sắt 0,5mg, sodium 3mg, potassium 137mg, vitamin A 12mg, thiamin (B1)0,5mg, riboflavin (B2) 0,02mg, niacin 0,1mg và vitamin C 52mg. Ngoài ralớp vỏ ngoài của quả chanh và lá chanh có chứa nhiều tinh dầu có mùi thơmdễ chịu. Tinh dầu chanh là một hợp chất có chứa limonene, a pinen, bphelandren, camphen và a tecpinen.Dược tính và công dụngCây chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong mộtdanh mục hơn 7.300 loài thực vật được tổ chức Plants For a Future ở AnhQuốc phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dưỡng cũng như dượcliệu. Bên cạnh một số sinh tố và khoáng chất khác, chanh là một nguồnquan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhómFlavonoids. Do đó chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăngcường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sựlão hóa. Kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản cho biếtchanh có thể làm gia tăng 19% lượng máu lưu thông trong hệ thống các tỉnhmạch, mao mạch và làm giảm nguy cơ máu đông.Tiến sĩ Elzbieta Kurowska thuộc công ty dược KGK Synergize ở Mỹ chobiết trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF)nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường. PMF là chất chốngoxy hoá thuộc nhóm Flavonoids. Ông Kurowska đã nuôi béo những conchuột đồng bằng chế độ ăn giàu cholesterol rồi cho chúng hấp thu PMF từ láhoặc vỏ chanh. Kết quả cho thấy chỉ 1% PMF trong khẩu phần ăn hàngngày cũng làm giảm đến 40% lượng cholesterol LDL ở chuột. Xem ra kếtquả nầy cũng phù hợp với tập quán và kinh nghiệm ẩm thực của nhân dânta. Đó là việc dùng lá chanh ăn kèm với các loại thịt động vật có nhiều chấtbéo. Đặc biệt và quen thuộc nhất là lá chanh ăn kèm với thịt gà. Tập quánnầy thể hiện qua câu ca dao “con gà cục tác lá chanh”. Lá chanh hoặc phầnvỏ ngoài của quả chanh không những có thể kích thích tiêu hoá, trung hoàbớt vị béo của thức ăn để giúp ngon miệng mà còn có tác dụng tăng cườngchuyển hoá để làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Melbourne (Australia) cho biết dịchchiết từ quả chanh có thể giúp phụ nữ tránh thai qua tác dụng làm tê liệt hoạtđộng của tinh trùng. Nhiều bộ tộc trên thế giới có tập quán ngừa thai bằngcách tẩm dịch quả chanh vào một miếng bọt biển và đặt vào âm đạo. Nhữngnghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ quả chanh có tính sát khuẩn rất cao. Ởnồng độ 20%, dịch chanh có thể tiêu diệt 90% virus HIV.Hiện nay ngoài công dụng là một loại nước giải khát được ưa chuộng, uốngnước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiệnthành mạch và hạ huyết áp. Về mặt dưỡng sinh phòng bệnh, một số ngườichủ trương thực hành tiết thực và giải độc định kỳ bằng cách nhịn ăn mộtngày mỗi tuần lễ. Trong ngày nhịn ăn chỉ uống nước chanh đường. Uốngnước chanh không những giúp việc nhịn ăn được dễ dàng mà còn bổ sungthêm một số sinh tố, khoáng chất cần thiết, lại có thể tăng cường khả nănggiải độc cho cơ thể.Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình cótác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêuthực, giảm ho, sơ tiết Can khí. Phần lá, rễ và vỏ quả thường dùng chữa tứcngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứngđau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng. Dịch quả chanh có vị chua, tínhmát có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, chanhcũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn. Vỏ quả chanhphơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ. Lá chanhtươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũngthường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc. ...

Tài liệu được xem nhiều: