Danh mục

Quá trình di dân tự do của người H'Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2001 đến 2017

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.91 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình người H’Mông tại xã Rô Men để thu thập thông tin về quá trình di dân tự do. Qua đó, chúng ta phác họa được bức tranh di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông. Đồng thời, tìm hiểu được những yếu tố tác động đến quyết định di dân của người H’Mông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2001 đến 2017 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ DO CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐẾN XÃ RÔ MEN, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2017 Nguyễn Thị Lệ Xuân - 1412333 Nguyễn Viết Thuận - 1412312 Lê Thúy Mận - 1412294 Lớp LSK38, Khoa Lịch sử Di dân tự do là một hiện tượng xã hội phổ biến trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, những năm gần đây hiện tượng di dân tự do nói chung và di dân tự do của các dân tộc thiểu số nói riêng đang tái diễn với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế – xã hội của đất nước. Người H’Mông là một trong những tộc người có hiện tượng di dân rất phức tạp. Vì vậy, nghiên cứu về quá trình di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông mang tính cấp thiết cho xã hội. Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình người H’Mông tại xã Rô Men để thu thập thông tin về quá trình di dân tự do. Qua đó, chúng ta phác họa được bức tranh di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông. Đồng thời, tìm hiểu được những yếu tố tác động đến quyết định di dân của người H’Mông. Mặc khác, nghiên cứu đời sống của người H’Mông sau khi di dân đến xã Rô Men và đưa ra các đề xuất kiến nghị giúp ổn định đời sống kinh tế và sinh hoạt của người H’Mông ở xã Rô Men, huyện Đam Rông. Các yếu tố nêu trên chính là nội dung cơ bản của báo cáo khoa học này. 1. MỞ ĐẦU Quá trình di dân của người H’Mông các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên hiện nay đang là vấn đề nóng trong việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Đặc biệt vấn đề di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có những chuyển biến vô cùng phức tạp. Trong giai đoạn 2001 – 2017, người H’Mông đã liên tục di dân vào khu vực này để sinh sống. Số lượng người di dân đến xã Rô Men ngày càng đông, mật độ dân số cao, khiến việc quản lý dân số, kinh tế, xã hội xã Rô Men gặp nhiều khó khăn, gây nhiều ảnh hưởng đến các dân cư tại chỗ. Việc tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cũng như sự giao thoa tiếp biến văn hóa truyền thống của người H’Mông khi sống ở xã Rô Men, huyện Đam Rông và tác động của người H’Mông đến môi trường, kinh tế xã hội ở Đam Rông là rất cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic; đồng thời kết hợp với các phương pháp liên ngành, cụ thể là: phương pháp quan sát tham dự, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra xã hội học. 181 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quá trình di dân của người H’Mông đến xã Rô Men từ năm 2001 đến năm 2017 Quá trình di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn1 từ năm 2000 – 2006 là khoảng thời gian người H’Mông di dân đến xã Rô Men đông nhất. Luồng di dân đến xã Rô Men trong giai đoạn đầu chủ yếu là nam nữ trong độ tuổi lao động. Giai đoạn 2 từ 2007 – 2011, người H’Mông di dân đến xã Rô Men chiếm 16% trong đó so với giai đoạn 1. Trong giai đoạn này, số lượng người di dân đã giảm dần, giai đoạn này, một số hộ gia đình đi đến xã Rô Men theo họ hàng, vợ /chồng thông qua sự giới thiệu, hay di dân để đoàn tụ cùng gia đình; người H’Mông di chuyển vẫn chủ yếu là nam nữ và có độ tuổi dưới 30 tuổi. Giai đoạn 3 từ năm 2012 – 2017, người H’Mông di dân đến xã Rô Men là 10% trong đó so với hai giai đoạn 1 và 2. Trong giai đoạn 3, người H’Mông di dân đến xã Rô Men đã bước vào giai đoạn ổn định chỗ ở, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. 3.2. Những tác động đến quyết định di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Vận dụng mô hình lý thuyết di dân “lực hút - đẩy” của Everett S. Lee, chúng tôi xin trình bày hai nhóm tác động ảnh hưởng đến quyết định di dân của người H’Mông đến xã Rô Men. Nhóm tác động lực đẩy bao gồm: do địa bàn xuất cư của người H’Mông chủ yếu là từ các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên… Đây là các tỉnh có điều kiện tự nhiên ở nơi cư trú cũ khắc nghiệt, địa hình phức tạp, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội quá khó khăn. Môi trường sản xuất, canh tác chủ yếu trên đất dốc, dễ rửa trôi, bạc màu, năng suất lao động thấp, thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều yếu kém dẫn đến đời sống kinh tế khó khăn. Ở nơi cư trú cũ, người H’Mông không c ...

Tài liệu được xem nhiều: