Danh mục

Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài_3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.00 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong giới nghiên cứu văn học Trung Quốc từng tồn tại quan điểm sự chuyển mình trong giai đoạn cận hiện đại của văn học nước này chủ yếu là do ảnh hưởng của văn học phương Tây, bắt chước văn học phương Tây, thậm chí còn có người cho rằng sự hiện đại hóa văn học Trung Quốc hoàn toàn đồng nhất với Tây hóa, hay Nhật hóa và Tây hóa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài_3 Quá trình hiện đại hoá văn họcTrung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa nhữngchuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài Trong giới nghiên cứu văn học Trung Quốc từng tồn tại quan điểm sự chuyểnmình trong giai đoạn cận hiện đại của văn học nước này chủ yếu là do ảnh hưởng của vănhọc phương Tây, bắt chước văn học phương Tây, thậm chí còn có người cho rằng sự hiệnđại hóa văn học Trung Quốc hoàn toàn đồng nhất với Tây hóa, hay Nhật hóa và Tây hóa. Từ một góc độ nhất định, khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX thựcsự là giai đoạn mở cửa văn hóa và tự do tư tưởng chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.Đa phần tầng lớp trí thức đã tiếp thu luồng gió tư tưởng mới bằng thái độ cởi mở và vậndụng những điều học hỏi được vào thực tiễn sáng tác một cách tích cực. Tuy nhiên, xét theo một khía cạnh khác, sự cải cách về văn hóa nói chung cũng nhưvăn học nói riêng bao giờ cũng phải dựa trên những nhân tố sẵn có. Về bản chất, khi mộtnền văn hóa đã hình thành, nó không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố văn hóakhác, càng không dễ bị đồng hóa. Văn học cũng vậy. Con đường đi từ truyền thống đếnhiện đại của văn học Trung Quốc là sự chuyển mình với nhiều trăn trở, chứ không chỉ đơngiản là động tác vứt bỏ lớp áo cũ để khoác vào một lớp áo mới. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu quá trình hiện đại hóa vănhọc Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, được nhìn nhận như sự tương tác giữanhững chuyển biến tự thân của nền văn học này với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài,bao gồm sự chuyển biến ngôn ngữ sáng tác từ Hán cổ sang bạch thoại, ảnh hưởng từ vănhọc nước ngoài, cùng những chuyển biến tự thân hướng ra thế giới dựa trên những giá trịtruyền thống trong văn học Trung Quốc; trên cơ sở đó tiến hành phân tích tính tiếp thu vàsáng tạo của văn học Trung Quốc trong tiến trình hiện đại hóa cuối thế kỷ XIX - đầu thếkỷ XX. 1. Từ cổ Hán ngữ đến bạch thoại, con đường của tư tưởng mới Thế giới tinh thần của nhân loại về cơ bản được xây dựng nên trên ngôn ngữ, đượclưu giữ và lưu truyền cũng nhờ ngôn ngữ. Sự thay đổi của ngôn ngữ luôn liên quan mậtthiết với những chuyển biến về mặt tư tưởng của con người, và ngược lại. Văn học TrungQuốc gắn liền với tiếng Hán cổ trong hơn hai nghìn năm. Trong khoảng thời gian ấy, hệthống ngôn ngữ Hán cổ không tồn tại một cách bất biến, mà thay đổi một cách chậm rãitheo thời gian, cùng lúc với những biến đổi trong phương ngữ và khẩu ngữ. Xét từ lịch sửphát triển ngôn ngữ, văn ngôn (Hán cổ) và khẩu ngữ (bạch thoại) là hai hình thái ngônngữ không giống nhau, lúc đầu không tồn tại khoảng cách quá lớn, nhưng trong quá trìnhphát triển lâu dài, hình thức của hai ngôn ngữ này càng lúc càng trở nên khác biệt. Cùngvới sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ, đến đời Minh – Thanh đã có rất nhiều tácphẩm kinh điển được viết bằng văn bạch thoại, như Thủy hử, Hồng lâu mộng, v.v… Cuốiđời Thanh, nhiều trí thức Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến sự trong sáng dễ hiểu của vănbạch thoại cũng như tác dụng của nó trong việc truyền đạt tư tưởng mới đến với đông đảoquần chúng. Sau khi nghiên cứu lịch sử phát triển và hiện trạng văn học Trung Quốc, cáchọc giả phát hiện ra loại văn ngôn mà những sáng tác văn học cổ sử dụng cho đến thờiđiểm đó đã hoàn toàn tách rời ngôn ngữ được dùng để giao tiếp hàng ngày. Văn ngôncàng được dùng trong văn viết nhiều bao nhiêu, thì mức độ “cứng” của nó càng lớn bấynhiêu, khoảng cách càng xa khẩu ngữ bấy nhiêu. Dùng một thứ ngôn ngữ đã trở nên lãohóa và xơ cứng để biểu đạt những cảm xúc tinh khôi và sống động là một điều không hợplý, như Hồ Thích đã nói: “Dùng ngôn ngữ chết thì quyết không thể sáng tạo ra được vănhọc sống”(1). Tháng 11 năm 1897, tờ báo đầu tiên viết bằng văn bạch thoại Diễn nghĩa bạchthoại báo ra đời tại Thượng Hải. Hai anh em Chương Bá Hòa và Chương Trọng Hòa,đồng sáng lập báo, phát biểu: “Người Trung Quốc muốn phát phẫn lập chí, không bị thuathiệt, tất phải biết tình hình nước ngoài, biết việc trong thiên hạ. Muốn đọc báo chí, tấtphải bắt đầu từ văn bạch thoại, mới rõ ràng đâu ra đấy”(2). Tiếp đó, nhiều tờ báo tiến bộkhác như Vô tích bạch thoại báo, Hàng Châu bạch thoại báo, Tô Châu bạch thoại báo,Trung Quốc bạch thoại báo, An Huy tục thoại bá”, v.v… lần lượt xuất hiện, hòa giọngvào bản đồng ca bạch thoại càng lúc càng vang dội bấy giờ. Tháng 9 năm 1915, Trần Độc Tú sáng lập báo Tân thanh niên, là một mốc quantrọng trong sự khởi đầu cuộc cách mạng tư tưởng Ngũ Tứ. Tháng 1 năm 1917, trongbài Lời bàn thô sơ về việc cải tiến văn học đăng trên Tân thanh niên, Hồ Thích đã viết:“Nhìn bằng con mắt của sự tiến hóa lịch sử thời nay, thì văn học bạch thoại vừa là conđường chính thống của văn học Trung Quốc, vừa là vũ khí sắc bén mà văn học buộc phảidùng đến trong tương lai, điều này có thể khẳng định chắc chắn!”(3). Để “cải tiến” vănhọc, cổ vũ cho việc dùng văn bạch thoại, Hồ Thích đã đề ra “tám việc” phải làm: “Một làviết về vật, việc rõ ràng; hai là không bắt chước người xưa; ba là phải chú ý đến vănphạm; bốn là không thương vay khóc mướn; năm là bỏ lối dùng từ cổ tối tăm vô nghĩa;sáu là không dùng điển tích điển cố; bảy là không cần đối ngẫu; tám là không tránh ngônngữ đời thường”(4). Một năm sau, ông đổi “tám việc” thành “chủ nghĩa tám “không””, vàtóm gọn quan điểm cách mạng văn học của mình trong mười chữ: “Văn học của quốcngữ, quốc ngữ của văn học”(5), chính thức đặt văn bạch thoại vào vị trí ngôn ngữ chínhthống của văn học Trung Quốc. Quan điểm của Hồ Thích nhận được sự cổ vũ ủng hộ nhiệt tình của những ngườiđồng chí hướng đương thời như Tiền Huyền Đồng, Trần Độc Tú, v.v… Cùng với việcchú trọng thay đổi hình thức ngôn ngữ, tức lớp áo ngoài của văn học, nhiều học giả ...

Tài liệu được xem nhiều: