Danh mục

Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng - qua các văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 584.14 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm qua - một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhất là trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng - qua các văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO, XÁC LẬP, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - QUA CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. Đinh Khắc Trung Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình Tóm tắt Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều đó, một mặt cho thấy, đó là quá trình đổi mới, sáng tạo, phát triển liên tục về tư duy lý luận; mặt khác, cũng cho thấy sự trưởng thành vượt bậc không ngừng nghỉ trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đi sâu, bám sát các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng, bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm qua - một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhất là trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ khóa: Nền tảng tư tưởng của Đảng, xác lập, bổ sung, phát triển, các văn kiện đại hội. I. MỞ ĐẦU Ra đời ngày 3/2/1930, đến nay đã hơn 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, sau này là tư tưởng Hồ Chí Minh (từ Đại hội VII - 1991, đến nay) làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong các cội nguồn cốt lõi, có ý nghĩa quyết định tạo nên những thắng lợi cách mạng, có ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết bước đầu, tập trung đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua các văn kiện đại hội. II. NỘI DUNG 2.1. Quá trình xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - qua các văn kiện của Đảng giai đoạn (1930 - 1960) Sau 10 năm ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn 325 | Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại đề thuộc địa của V.I. Lênin (7/1920). Người tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, được coi là con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm thấy được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Đảng Cộng sản trong đấu tranh cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh viết năm 1927, (trước khi Đảng ta ra đời 3 năm), Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì ? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhưngười không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Nắm bắt được nhu cầu, sự cần thiết phải có Đảng, quy luật hình thành Đảng - như sau này Người khẳng định: “Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin”2; “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”3; Hồ Chí Minh và đội ngũ cộng sự đắc lực của mình đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản. Được nghe báo cáo về tình hình không thống nhất giữa các tổ chức cộng sản ở trong nước và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Trung Quốc vào ngày 23/12/1929. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Kông ngày 06/01/1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thống nhất cách cử Ban Chấp hành Tung ương lâm thời. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: