Danh mục

Quá trình quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bằng con đường đa ngữ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 679.35 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các yếu tố đa ngữ đóng một vai trò then chốt trong quá trình quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Con đường quốc tế hóa trong một chừng mực nhất định nào đó có thể xem là quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Bài viết Quá trình quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bằng con đường đa ngữ trình bày nội dung: Con đường đa ngữ trong quá trình quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bằng con đường đa ngữ QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM BẰNG CON ĐƯỜNG ĐA NGỮ Nguyễn Mậu Hùng1 Tóm tắt: Các yếu tố đa ngữ đóng một vai trò then chốt trong quá trình quốc tế hóahệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Con đường quốc tế hóa trong một chừng mựcnhất định nào đó có thể xem là quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các cơ sởgiáo dục đại học Việt Nam. Đây vừa là một yêu cầu tất yếu của thời cuộc, nhưng đồngthời cũng góp phần giúp các trường đại học Việt Nam có khả năng tối ưu hóa các nguồnlực vốn có để phục vụ cho các chiến lược phát triển và hội nhập một cách chất lượngvà hiệu quả nhất có thể. Biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng phát triển này chính là quátrình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và có hệ thống của các trường đại học ViệtNam trên các phương diện triết lý giáo dục, cơ cấu tổ chức nhân sự, mô hình phát triển,phương thức vận hành, cơ chế quản trị, đối tượng giáo dục, nội dung chương trình, vàphương pháp đào tạo. Từ khóa: con đường đa ngữ, quốc tế hóa, hệ thống giáo dục đại học, triết lý giáodục, hiện đại hóa. 1. Mở đầu Mặc dù thị trường giáo dục đại học của Việt Nam hết sức tiềm năng và các cườngquốc giáo dục trên thế giới đang ra sức cạnh tranh thị phần trong nền kinh tế có nhiềutriển vọng này, nhưng về cơ bản tiếng Anh đang dần trở thành ngoại ngữ chiếm ưu thế.Trong bối cảnh đó, vai trò của các yếu tố đa ngữ trong quá trình quốc tế hóa nền giáo dụcđại học Việt Nam nên được hiểu như thế nào và làm thế nào để các cơ sở giáo dục đại họcViệt Nam có thể tận dụng được các lợi thế trong mối quan hệ đa phương với các nướctrên thế giới để phục vụ cho quá trình hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học của chínhmình một cách chất lượng trong thời gian tới? Vấn đề này về cơ bản ít nhiều đã đượccác học giả cả trong lẫn ngoài nước đề cập bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau,nhưng chưa có công trình nào xem xét vai trò của các yếu tố đa ngữ trong quá trình quốctế hóa nền giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàncầu như hiện nay. Chính vì thế, trên cơ sở các phương pháp định tính và định lượng cũngnhư phương thức tiếp cận chuyên ngành và liên ngành, bài viết phân tích tính bức thiếtcủa quá trình quốc tế hóa và vai trò của các yếu tố đa ngữ trong quá trình hội nhập quốctế của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết đề xuất một số giảipháp mang tính chất tham khảo cho các bên liên quan để quá trình quốc tế hóa nền giáodục đại học Việt Nam được diễn ra một cách hiệu quả nhất có thể. 2. Con đường đa ngữ trong quá trình quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại họcViệt Nam1. TS., Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng114 NGUYỄN MẬU HÙNG 2.1. Sự bức thiết của quá trình quốc tế hóa nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnhhội nhập toàn cầu hiện nay Giáo dục đại học không chỉ là mũi nhọn tiên phong, mà còn trở thành một trongnhững chìa khóa then chốt quyết định tính chất và mức độ thành công của Việt Nam trongthời gian tới. Tuy nhiên, nền giáo dục đại học Việt Nam nên được vận hành theo mô hìnhnào trên cơ sở nền tảng của cấu trúc Xô viết thời hậu Chiến tranh lạnh. Điều đó khôngnhững vô cùng bức thiết, mà còn bị tác động bởi cả các yếu bên trong lẫn bên ngoài. Thứ nhất, mặc dù Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học, nhưng nềngiáo dục đại học của Việt Nam hiện nay có một khoảng cách tương đối so với nhiều nềngiáo dục đại học tiên tiến trên thế giới. Việc bắt kịp trình độ phát triển của các nền giáodục đại học hiện đại này là một thách thức không nhỏ đối với các cơ sở giáo dục đại họcvừa mới bắt đầu hội nhập chưa lâu của Việt Nam. Mặc dù vậy, nền giáo dục đại học ViệtNam gần như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải tăng tốc tối đa và hộinhập một cách sâu rộng cũng như toàn diện nhất có thể để không những thu hẹp khoảngcách với các nền giáo dục đại học đã khẳng định được vị thế của mình, mà còn nâng cấpchất lượng và thể hiện được năng lực của chính mình với bạn bè quốc tế. Quốc tế hóagiáo dục đại học trong trường hợp này chính vì thế có thể hiểu như là quá trình hiện đạihóa và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Thứ hai, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam không những được hưởng lợi, mà còncó nhiều lợi thế trong quá trình hợp tác quốc tế. Lợi ích đầu tiên là học hỏi được nhiềumô hình quản trị, phương thức vận hành, và cơ chế hoạt động của các nền giáo dục đạihọc tiên tiến. Vốn có nền tảng từ giáo dục Á Đông kinh điển thời cổ trung đại, giáo dụcPháp ngữ triết lý cao siêu và hiện đại thời cận đại, giáo dục Anh ngữ thực tiễn và chấtlượng thời Chiến tranh lạnh, nhưng cuối cùng tất cả đều phải nhường chỗ cho mô hìnhXô viết trong giai đoạn từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 cho đến trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: