Quá trình ứng dụng kỹ thuật tích trữ nước trong quy trình chống hạn hán và sa mạc hóa p3
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 160.41 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tuỳ thuộc vào điều kiện nguồn nước mà áp dụng các biện pháp thu trữ nước mặt, nước mưa hay nước ngầm. - Lập phương án quy hoạch sử dụng nước (sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất) đảm bảo phù hợp với tập quán canh tác, mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài của người dân. - Tính toán cân bằng nước, dựa trên các phương án thiết kế công trình thu nước, giữa lượng nước trữ được với lượng nước sử dụng và lượng thất thoát. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình ứng dụng kỹ thuật tích trữ nước trong quy trình chống hạn hán và sa mạc hóa p3 Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 3 Dựa vào việc phân tích chi tiết các điều kiện tự nhiên, các nguyên nhân gây ra hạn hán và sa mạc hóa, mô hình thu trữ nước được đưa ra với các nguyên tắc sau: - Tuỳ thuộc vào điều kiện nguồn nước mà áp dụng các biện pháp thu trữ nước mặt, nước mưa hay nước ngầm. - Lập phương án quy hoạch sử dụng nước (sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất) đảm bảo phù hợp với tập quán canh tác, mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài của người dân. - Tính toán cân bằng nước, dựa trên các phương án thiết kế công trình thu nước, giữa lượng nước trữ được với lượng nước sử dụng và lượng thất thoát. - Chọn vật liệu phù hợp với từng khu vực đảm bảo chi phí xây dựng nhỏ nhất và phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng. - Hệ thống thu trữ nước bao gồm các thành phần như sơ đồ sau Hình 1. Sơ đồ nguyên lý tổng quát của công nghệ thu nước Hệ thống thu gom nước: có nhiệm vụ thu nước mưa, nước chảy tràn hoặc nước ngầm để dẫn vào công trình trữ nước. Hệ thống trữ nước: bao gồm các bể chứa nước trên sườn đồi, có nhiệm vụ trữ nước để cung cấp nước tưới vào mùa khô. Hệ thống phân phối nước: có nhiệm vụ dẫn nước từ các bể tới các khu tưới để phân phối nước cho cây trồng. Đối với hệ thống thu nước mưa, việc tính toán tập trung vào xác định: diện tích lưu vực hứng nước (A), dung tích trữ nước (V). Xác định V: Dung tích của công trình trữ nước phụ thuộc vào nhu cầu tưới bổ sung cho cây trồng. Việc tính toán dung tích trữ nước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tất cả các thông số còn lại của hệ thống thu trữ. Nếu việc tính toán dung tích không chính xác sẽ dẫn đến lãng phí hoặc thiếu nước tưới cho cây trồng. Để tính toán được dung tích thu trữ cần xem xét đến rất nhiều yếu tố nh ư: nhu cầu nước tưới cho một đơn vị diện tích cây trồng, các nguồn nước bổ sung, thời vụ và các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Công thức tính toán tổng l ượng nước thu trữ như sau: V = (W0.*S- Wa) + Wt (m3) Trong đó: + W0 (m3/ha): là nhu cầu tưới của cây trồng; + S (ha): là tổng diện tích khu ruộng ; + Wa (m3) là tổng lượng nước có thể khai thác từ các nguồn bổ sung nh ư ao hồ, sông suối hay nước ngầm. Cần tận dụng khai thác các nguồn nước này vì thường có chí phí thấp hơn việc xây dựng công trình thu trữ. + Wt (m3) tổng lượng nước tổn thất do rò rỉ, ngấm và bốc hơi từ bể chứa trong thời gian tưới (thông thường là các tháng mùa khô), phụ thuộc vào hình thức công trình trữ nước và biện pháp quản lý nước (che đậy). Xác định A: Diện tích lưu vực hứng nước tối thiểu A được xác định sao cho hệ thống đảm bảo thu gom được lượng nước V trong suốt thời đoạn tính toán. A xác định theo công thức sau: A = V/(C x R) Trong đó: V: tổng lượng nước cần trữ (m3); R: lượng mưa năm thiết kế (m); A: diện tích lưu vực hứng nước tối thiểu (m2); C: hệ số thu gom nước. Trong công thức trên, đại lượng khó xác định nhất là hệ số thu gom nước C. Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm dòng chảy trên lưu vực hứng nước và biện pháp kỹ thuật thu nước: C=axK Trong đó: a: hiệu suất gom nước, phụ thuộc vào hình thức thu gom nước; K: hệ số dòng chảy phụ thuộc vào đặc điểm dòng chảy. Dòng chảy trên lưu vực hứng nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm mưa, loại đất, thảm phủ thực vật, độ dốc và chiều rộng lưu vực. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu và thí nghiệm trên thế giới thì hệ số dòng chảy có thể được chọn như sau: Đối với khu vực đất cát có độ dốc dưới 7o: K=0-0,05 Đối với khu vực đất thịt có độ dốc dưới 7o: K=0,1-0,2 Đối với khu vực đất thịt có độ dốc trên 7o: K=0,3-0,4 Dòng chảy mặt sinh ra từ các trận mưa được thu gom lại bằng các hình thức công trình thu gom nước. Một phần lượng nước sẽ tổn thất tại các công trình gom nước, chủ yếu dưới hình thức thấm xuống đất. Hiệu suất gom n ước a phụ thuộc vào loại hình công trình, độ dốc và tính chất đất. Đối với hệ thống thu gom nước ngầm, ngoài việc tính toán dung tích trữ n ước V cần căn cứ vào đặc điểm tầng chứa nước ngầm và hình thức thu gom nước (giếng, đường ống, đập chìm) mà có những tính toán để tìm ra các thông số thiết kế phù hợp. IV. Một số mô hình ứng dụng các biện pháp thu trữ nước phòng chống hạn hán và sa mạc hoá tại Ninh Thuận và Bình Thuận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 4.1. Mô hình thu trữ nước ngầm phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi Mô hình được áp dụng tại thôn Hòa Thủy và Từ Tâm, Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận với mục tiêu đảm bảo thu được lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để cung cấp phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi cho 20 hộ dân thôn Hòa Thủy và Từ Tâm thuộc xã Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận. Giải pháp công nghệ thu trữ nước áp dụng bao gồm: - Hệ thống ống thu nước và dẫn nước: ống HDPEΦ100, được đục lỗ một nửa trên theo chiều dọc ống và quấn lưới lọc nilông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình ứng dụng kỹ thuật tích trữ nước trong quy trình chống hạn hán và sa mạc hóa p3 Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 3 Dựa vào việc phân tích chi tiết các điều kiện tự nhiên, các nguyên nhân gây ra hạn hán và sa mạc hóa, mô hình thu trữ nước được đưa ra với các nguyên tắc sau: - Tuỳ thuộc vào điều kiện nguồn nước mà áp dụng các biện pháp thu trữ nước mặt, nước mưa hay nước ngầm. - Lập phương án quy hoạch sử dụng nước (sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất) đảm bảo phù hợp với tập quán canh tác, mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài của người dân. - Tính toán cân bằng nước, dựa trên các phương án thiết kế công trình thu nước, giữa lượng nước trữ được với lượng nước sử dụng và lượng thất thoát. - Chọn vật liệu phù hợp với từng khu vực đảm bảo chi phí xây dựng nhỏ nhất và phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng. - Hệ thống thu trữ nước bao gồm các thành phần như sơ đồ sau Hình 1. Sơ đồ nguyên lý tổng quát của công nghệ thu nước Hệ thống thu gom nước: có nhiệm vụ thu nước mưa, nước chảy tràn hoặc nước ngầm để dẫn vào công trình trữ nước. Hệ thống trữ nước: bao gồm các bể chứa nước trên sườn đồi, có nhiệm vụ trữ nước để cung cấp nước tưới vào mùa khô. Hệ thống phân phối nước: có nhiệm vụ dẫn nước từ các bể tới các khu tưới để phân phối nước cho cây trồng. Đối với hệ thống thu nước mưa, việc tính toán tập trung vào xác định: diện tích lưu vực hứng nước (A), dung tích trữ nước (V). Xác định V: Dung tích của công trình trữ nước phụ thuộc vào nhu cầu tưới bổ sung cho cây trồng. Việc tính toán dung tích trữ nước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tất cả các thông số còn lại của hệ thống thu trữ. Nếu việc tính toán dung tích không chính xác sẽ dẫn đến lãng phí hoặc thiếu nước tưới cho cây trồng. Để tính toán được dung tích thu trữ cần xem xét đến rất nhiều yếu tố nh ư: nhu cầu nước tưới cho một đơn vị diện tích cây trồng, các nguồn nước bổ sung, thời vụ và các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Công thức tính toán tổng l ượng nước thu trữ như sau: V = (W0.*S- Wa) + Wt (m3) Trong đó: + W0 (m3/ha): là nhu cầu tưới của cây trồng; + S (ha): là tổng diện tích khu ruộng ; + Wa (m3) là tổng lượng nước có thể khai thác từ các nguồn bổ sung nh ư ao hồ, sông suối hay nước ngầm. Cần tận dụng khai thác các nguồn nước này vì thường có chí phí thấp hơn việc xây dựng công trình thu trữ. + Wt (m3) tổng lượng nước tổn thất do rò rỉ, ngấm và bốc hơi từ bể chứa trong thời gian tưới (thông thường là các tháng mùa khô), phụ thuộc vào hình thức công trình trữ nước và biện pháp quản lý nước (che đậy). Xác định A: Diện tích lưu vực hứng nước tối thiểu A được xác định sao cho hệ thống đảm bảo thu gom được lượng nước V trong suốt thời đoạn tính toán. A xác định theo công thức sau: A = V/(C x R) Trong đó: V: tổng lượng nước cần trữ (m3); R: lượng mưa năm thiết kế (m); A: diện tích lưu vực hứng nước tối thiểu (m2); C: hệ số thu gom nước. Trong công thức trên, đại lượng khó xác định nhất là hệ số thu gom nước C. Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm dòng chảy trên lưu vực hứng nước và biện pháp kỹ thuật thu nước: C=axK Trong đó: a: hiệu suất gom nước, phụ thuộc vào hình thức thu gom nước; K: hệ số dòng chảy phụ thuộc vào đặc điểm dòng chảy. Dòng chảy trên lưu vực hứng nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm mưa, loại đất, thảm phủ thực vật, độ dốc và chiều rộng lưu vực. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu và thí nghiệm trên thế giới thì hệ số dòng chảy có thể được chọn như sau: Đối với khu vực đất cát có độ dốc dưới 7o: K=0-0,05 Đối với khu vực đất thịt có độ dốc dưới 7o: K=0,1-0,2 Đối với khu vực đất thịt có độ dốc trên 7o: K=0,3-0,4 Dòng chảy mặt sinh ra từ các trận mưa được thu gom lại bằng các hình thức công trình thu gom nước. Một phần lượng nước sẽ tổn thất tại các công trình gom nước, chủ yếu dưới hình thức thấm xuống đất. Hiệu suất gom n ước a phụ thuộc vào loại hình công trình, độ dốc và tính chất đất. Đối với hệ thống thu gom nước ngầm, ngoài việc tính toán dung tích trữ n ước V cần căn cứ vào đặc điểm tầng chứa nước ngầm và hình thức thu gom nước (giếng, đường ống, đập chìm) mà có những tính toán để tìm ra các thông số thiết kế phù hợp. IV. Một số mô hình ứng dụng các biện pháp thu trữ nước phòng chống hạn hán và sa mạc hoá tại Ninh Thuận và Bình Thuận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 4.1. Mô hình thu trữ nước ngầm phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi Mô hình được áp dụng tại thôn Hòa Thủy và Từ Tâm, Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận với mục tiêu đảm bảo thu được lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để cung cấp phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi cho 20 hộ dân thôn Hòa Thủy và Từ Tâm thuộc xã Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận. Giải pháp công nghệ thu trữ nước áp dụng bao gồm: - Hệ thống ống thu nước và dẫn nước: ống HDPEΦ100, được đục lỗ một nửa trên theo chiều dọc ống và quấn lưới lọc nilông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ thuật làm luận văn luận văn kỹ thuật phương pháp làm luận văn bí quyết làm luận văn kỹ năng làm luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 183 0 0
-
Luận văn: Tìm hiểu chủ nghĩa duy vật lịch sử phần 2
5 trang 126 0 0 -
Phạm vi ứng dụng của vi mạch số trong chu kỳ phát xung của xung chẩn trong cấu hình trạm DBS 3900 p5
10 trang 49 0 0 -
Phạm vi ứng dụng của vi mạch số trong chu kỳ phát xung của xung chẩn trong cấu hình trạm DBS 3900 p4
11 trang 22 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Tổng quan về cơ sở dữ liệu và cách thiết kế DBMS phần 2
14 trang 21 0 0 -
Đề tài: Ứng dụng logic mờ điều khiển quá trình nhiệt lò sấy
26 trang 21 0 0 -
Bài báo cáo thực địa tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên
58 trang 20 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Đồ án nền móng
42 trang 19 0 0 -
Quá trình bảo vệ lệch số máy biến áp trong nhà máy thủy điện p1
7 trang 19 0 0 -
Đề tài: Ứng dụng mạng Nơron để phân loại khuôn mặt
26 trang 18 0 0