Danh mục

Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên theo CDIO

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.83 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên theo CDIO" mô tả quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh theo mô hình Conceive-Design-Implement-Operate (CDIO). Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên theo CDIO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA CNTT TRƯỜNG ĐH KHTN THEO CDIO Đinh Bá Tiến, Lê Hoài Bắc, Trần Đan Thư, Dương Anh Đ ức Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM {dbtien, lhbac, tdthu, daduc @fit.hcmus.edu.vn }Tóm tắtBài báo này mô tả quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo của KhoaCông nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCMtheo mô hình Conceive-Design-Implement-Operate (CDIO). Quá trình xây d ựng được trình bàychi tiết bắt nguồn từ hiện trạng sẵn có về danh sách các chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo củaKhoa CNTT cho đến cách thức áp dụng CDIO vào chương trình đào tạo của Khoa dựa trên quytrình được đề xuất bởi tổ chức CDIO với các điều chỉnh phù hợp. Chúng tôi cũng đề xuất mộtquy trình chi tiết hơn dựa trên kinh nghiệm áp dụng thực tế quy trình điều chỉnh của CDIO vàoviệc xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo mới theo CDIO của Khoa CNTT.Từ khóa: CDIO, learning outcomes, curri culum design, chuẩn đầu ra, khung chương trình đàotạo1. Giới thiệuVào tháng 12 năm 2009, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên(Trường ĐH KHTN), Đại học Quốc gia Tp.HCM (ĐHQG-HCM) tham gia quá trình đánh giángoài cấp chương trình do các chuyên gia thuộc hiệp hội các trường Đại học Đông Nam Á(ASEAN University Network (AUN-QA)) [2] thực hiện. Mặc dù kết quả tổng kết trên toàn bộ 12tiêu chuẩn (gồm 71 tiêu chí) cho chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Khoa đạt được khácao, tương đương với các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước khác trong khu vựcASEAN, nhưng qua đó, Khoa c ũng nhận được nhiều ý kiến thiết thực về các điểm yếu, nhữngnhận xét của chuyên gia mà qua đó Khoa có thể cải thiện để đạt chất lượng cao hơn. Một trongnhững vấn đề mà Trường ĐH KHTN và Khoa CNTT đặc biệt quan tâm là khung chương tr ìnhđào tạo và chuẩn đầu ra của ngành CNTT.Trên thực tế, các chuẩn đầu ra mà Khoa CNTT hiện đang áp dụng triển khai đã được xây dựngdựa trên chuẩn ABET và đặc thù đào tạo của Khoa. Tuy nhiên, khi xem xét k ỹ lại quá trình hìnhthành và triển khai các chuẩn đầu ra này thì chúng tôi nhận thấy hệ thống chuẩn đầu ra và khungchương trình đào tạo còn nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, các chuẩn đầu ra được trình bày khá chungchung và được xây dựng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của một nhóm giảng viên có thâm niên vànguồn tham khảo từ các đại học nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó, khung chương trình đào tạocũng được xây dựng dựa trên sự quan sát và kinh nghiệm của các thành viên trong Khoa chứkhông dựa vào một phương pháp luận sẵn có nào.Do vậy, gần đây, khi ĐHQG-HCM hỗ trợ các trường thành viên tiếp cận với CDIO [7] để nângcao chất lượng giáo dục, Khoa CNTT xem đây là cơ h ội lớn để điều chỉnh và nâng cao chấtlượng dạy và học cho ngành CNTT.Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-1/1Trong khuôn khổ của báo cáo này, chúng tôi xin trình bày quá trình áp d ụng mô hình CDIO vàoviệc điều chỉnh và nâng cao chất lượng của các chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của Khoa.Chúng tôi cũng trình bày những khó khăn và hạn chế khi triển khai áp dụng CDIO vào mộtchương trình đào tạo đã có sẵn. Qua đó, dựa trên kinh nghiệm thực tế khi triển khai tại khoaCNTT, chúng tôi cũng đề xuất một quy trình tổng quát để xây dựng chuẩn đầu ra và khungchương trình đào tạo nhằm áp dụng vào một chương trình đào tạo sẵn có để nâng cao chất lượngcủa chuẩn đầu ra và khung chương trình giảng dạy tương ứng.2. CDIOPhương pháp tiếp cận theo CDIO cho lĩnh vực giáo dục và đạo tạo các ngành kỹ thuật được đềxuất bởi 1 nhóm các trường Đại học tiên tiến trên thế giới, dẫn đầu là Trường Đại học MIT [4, 8].Cho đến nay, theo thông tin trên website c ủa tổ chức CDIO, đã có hơn 50 trường Đại học trên thếgiới đang tham gia và áp dụng mô hình CDIO vào quá trình d ạy và học [8].Hiện tại, tổ chức CDIO đã đưa ra bộ chuẩn đầu ra tổng quát gồm 4 nhóm, với chi tiết đến cấp độ4, mô tả đầy đủ và chi tiết các chuẩn đầu ra có thể có cho các chương trình đào tạo ngành kỹthuật. Sau đây, bảng 1 mô tả danh sách các chuẩn đầu ra theo CDIO ở cấp độ 2: 1. TECHNICAL KNOWLEDGE AND R EASONING 3. INTERPERSONAL SKILLS: TEAMWORK AND 1.1. KNOWLEDGE OF UNDERLYING SCIENCE COMMUNICATION 1.2. CORE ENGINEERING FUNDAMENTAL 3.1. MULTI-DISCIPLINARY TEAMWORK KNOWLEDGE 3.2. COMMUNICATIONS 1.3. ADVANCED ENGINEERING FUNDAMENTAL 3.3. COMMUNICATIONS IN FOREIGN KNOWLEDGE LANGUAGES 2. PERSONAL AND PROFESSIONAL SKILLS AND 4 CONCEIVING, DESIGN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: