Danh mục

Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội cho người lao động và giá trị định hướng hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội cho người lao động và giá trị định hướng hiện nay" làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách cho người lao động như: chính sách việc làm; chăm lo tới công tác xóa đói, giảm nghèo, chính sách về giáo dục, đào tạo nghề; chính sách trợ giúp xã hội cho người lao động là những người có công với cách mạng. Đây là những nội dung được thể hiện phong phú, toàn diện trong tư tưởng của Người. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội cho người lao động và giá trị định hướng hiện nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ ĐỊNH HƯỚNG HIỆN NAY Nguyễn Thị Thúy Hà* Tóm tắt: Bài viết làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách cho người lao độngnhư: chính sách việc làm; chăm lo tới công tác xóa đói, giảm nghèo, chính sách về giáo dục, đào tạonghề; chính sách trợ giúp xã hội cho người lao động là những người có công với cách mạng. Đây lànhững nội dung được thể hiện phong phú, toàn diện trong tư tưởng của Người. Quan điểm của Ngườivề vấn đề này còn nguyên tính thời sự, có giá trị định hướng cho chủ trương thực hiện chính sách đốivới người lao động hiện nay. Từ khoá: Hồ Chí Minh, thực hiện, chính sách, xã hội, người lao động, giá trị, hiện nay. 1. MỞ ĐẦU Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định người lao động là chủ thể và cũng là lực lượngquyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người sớm nhận thấy rõ vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân, nhất lànhân dân lao động. Để phát huy được sức mạnh của lực lượng này trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, cần phải quan tâm, tạo mọi điều kiện, môi trường để người lao độngcó thể phát huy tối đa khả năng, trí tuệ, sức sáng tạo của họ đóng góp cho cách mạng, cho dân tộc.Quan điểm Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội cho người lao động thực chất là những nộidung Người bàn về chính sách việc làm, chăm lo tới công tác xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân, chínhsách về giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động, chính sách trợ giúp xã hội cho người lao động lànhững người có công với cách mạng. Đây là những nội dung được thể hiện tương đối phong phú, toàndiện trong tư tưởng của Người. Nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễnhiện nay. 2. NÔI DUNG 2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách xã hội cho người lao động Thứ nhất, chính sách việc làm cho người lao động. Thấu hiểu mong muốn của đa số nhân dân, nhất là nhân dân lao động, ngay sau khi nước nhàgiành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký, ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12-3-1947, trongđó nêu rõ: “Tại những đô thị nào xét ra cần, thì các Ủy ban hành chính kỳ có thể ban bố nghị địnhthiết lập những phòng tìm việc giùm cho công nhân”1. Điều này cho thấy sự trăn trở của Người đốivới mỗi con người cụ thể trong xã hội và tìm cách để chăm lo cuộc sống cho họ nhằm “Làm sao cho* ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.1 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Sắc lệnh số 29/SL, ngày 12-3-1947.184Khoa học xã hội với sự phát triển bền vữngnhân dân có công ăn việc làm để nâng cao đời sống của nhân dân lên, thì mức sống cán bộ mới nângcao được. Nâng cao được phần nào là do sức cố gắng của mình quyết định”1. Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Chúng ta phải ra sứckhôi phục lại kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, để nâng cao dần đời sống củanhân dân”2, giải pháp của Người không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế non trẻ, mà còn tạo ra việc làmcho người lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, khắc phục khó khăn. Bởi lẽ, “nếu công nhân đủ ăn,đủ mặc, thì họ mới đủ sức; đủ sức thì làm được việc. Một con ngựa ăn no mới chạy nhanh. Một cáimáy đủ dầu mỡ mới quay đều. Người ta cũng thế… Vì vậy, chủ muốn được việc, thì đối với lươngbổng, nhà ở, vệ sinh và cách đối đãi công nhân, cần phải rộng rãi tử tế”3. Dưới chế độ thực dân đếquốc, giá trị sức lao động của người công nhân, nông dân và các tầng lớp khác bị khinh rẻ. Khi Nhànước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người lao động, HồChí Minh khẳng định: “Bác có thể trả lời ngay rằng Chính phủ sẽ đảm bảo cho các cô, các chú giữ đủmức sống hiện nay. Tuỳ theo giá sinh hoạt cao hay thấp mà mức lương có thể tăng hoặc giảm, cốt giữcho được mức sinh hoạt bình thường”4. Thứ hai, chăm lo tới công tác xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân. Thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh sớm thấu hiểu và chia sẻ với nỗi thống khổ củanhân dân, khi chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa được thành lập, thay mặt choChính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó “diệt giặc đói” là vấn đềđược đặt lên hàng đầu. Người khẳng định “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lậpvà giúp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: