Thông tin tài liệu:
Bài viết điều tra cảm nhận của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh du lịch, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng về phương pháp đánh giá theo định hướng việc học. Kết quả cho thấy rằng sinh viên cảm nhận phương pháp đánh giá này giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tính sáng tạo và tư duy độc lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của người học về phương pháp đánh giá theo định hướng việc học qua dự án nhóm
Đinh Thanh Liêm
6
QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC HỌC QUA DỰ ÁN NHÓM
GROUP PROJECT AS LEARNING-ORIENTED ASSESSMENT FROM
THE PERCEPTION OF LEARNERS
Đinh Thanh Liêm
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; dtliem@ufl.udn.vn
Tóm tắt - Bài báo điều tra cảm nhận của sinh viên chuyên ngành
Tiếng Anh du lịch, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng về phương pháp đánh giá theo định
hướng việc học. Tác giả điều tra 34 sinh viên năm thứ ba thông
qua phiếu khảo sát sau khi các em tham gia vào quá trình làm dự
án nhóm với các thành viên khác trong lớp. Kết quả khảo sát được
phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 18.0. Kết quả
cho thấy rằng sinh viên cảm nhận phương pháp đánh giá này giúp
các em phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tính
sáng tạo và tư duy độc lập. Ngoài ra, sinh viên cũng khẳng định
việc ứng dụng phương pháp đánh giá này đã giúp các em đạt được
kết quả học tập mong đợi.
Abstract - This paper explores the perceptions of English for
Tourism major students at the Department of English for Specific
Purposes at University of Foreign Language Studies – The University
of Danang towards the learning-oriented assessment model.
Questionnaires are administered to 34 third-year students after they
have completed a group project informed by the learning-oriented
asessment framework. Data collection is quantitatively analyzed
using the statistical software SPSS 18.0. As the findings indicate, the
participants perceive that the adoption of the model assists them in
developing their communicative skills, team work skills, creativity and
independent thinking. In addition to this, the participants state that
the model enables them to achieve intended learning outcomes.
Từ khóa - đánh giá theo định hướng việc học; người học; người
dạy; quan điểm của người học; kết quả học tập mong đợi
Key words - learning oriented assessment; learners; teachers;
learner’s perception; intended learning outcomes
1. Đặt vấn đề
Trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng, nhiều nhà nghiên
cứu đã quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đánh giá
ngôn ngữ, đặc biệt ảnh hưởng của mục đích đánh giá và loại
hình đánh giá đến việc dạy và học ngoại ngữ (Cheng, 2014;
Green, 2013). Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên
cứu đã tập trung chú trọng nghiên cứu sang mảng đánh giá
theo định hướng việc học. Mô hình này chú trọng vào việc học
thông qua các hoạt động đánh giá và khuyến khích sự tham
gia của người học vào quá trình đánh giá, và những phản hồi
của người dạy cũng như người học giúp người học phát triển
việc học của bản thân (Konstantinidis, 2012; Carless, 2007;
Jones và Saville, 2014).
Đánh giá kết quả học tập của người học là một bước vô
cùng quan trọng nhằm đánh giá mức độ đạt được kết quả học
tập của người học. Trước đây, các chuyên gia giảng dạy
ngôn ngữ và nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia rạch ròi giữa
đánh giá quá trình được thực hiện trong lớp học và đánh giá
tổng kết thường được tổ chức trong phạm vi toàn trường
hoặc do cơ quan ngoài trường thực hiện quá trình đánh giá,
chẳng hạn kỳ thi tuyển sinh đại học (Black và những tác giả
khác, 2003). Tuy nhiên, việc phân chia như thế cũng có
những vấn đề, lý do là vì hai thuật ngữ này không có sự khác
biệt có ý nghĩa và không chuẩn xác [spurious] (Newton,
2007). Trong khi đánh giá quá trình chú trọng vào việc học
sắp diễn ra thì đánh giá tổng kết kết quả của quá trình học.
Mặt khác, bất kể đó là đánh giá quá trình hay tổng kết thì cả
hai cùng nhằm vào đánh giá việc đạt được mục tiêu đã đề ra
và kết quả học tập của người học.
Do đó, Jones và Saville (2014) đã đề xuất mô hình đánh
giá qua định hướng việc học. Mô hình này được xem là một
đường hướng đánh giá có tính hệ thống và hình thức đánh
giá này chú trọng, tập trung vào quá trình học ngoại ngữ
cũng như kết quả học tập. Quá trình học có thể được tiến
hành và kết quả học tập có thể đạt được thông qua việc đánh
giá có kế hoạch hoặc không có kế hoạch trước (Purpura và
Turner, 2013, trang 9). Đánh giá qua định hướng việc học là
mô hình có tính hệ thống kết hợp cả đánh giá trong lớp học
với các kỳ thi quan trọng (high-stakes exams), kết hợp cả
đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết. Tất cả các hình thức
đánh giá này có quan hệ kết hợp với nhau nhằm tạo ra những
ảnh hưởng tích cực lên việc học, việc đo lường kết quả học
tập (Jones và Saville, 2014, trang 6).
Hình 1, mô tả mối quan hệ gắn kết giữa những đánh giá
quan trọng vĩ mô (đánh giá ngoài trường) và đánh giá vi
mô (đánh giá trong lớp học) do Jones và Saville (2014) đề
xuất. Hướng thẳng đứng là hướng định lượng dành cho các
chuyên gia đánh giá; trong khi đó hướng nằm ngang là
hướng định tính dành cho người dạy. Mục tiêu của mô
hình, kết hợp vai trò gắn kết, bổ sung cho nhau giữa chuyên
môn của người dạy và các chuyên gia đánh giá.
Mô hình này là một vòng tròn khép kín ...