Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 404.29 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, trên cơ sở khái quát sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, tác giả nêu lên một số quan điểm Phật giáo về mối quan hệ này và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. HỒ CÔNG ĐỨC1* Tóm tắt: Phật giáo ra đời từ rất sớm và có nhiều quan điểm có ý nghĩa quan trọng đốivới xã hội cho đến ngày nay, trong đó có quan điểm về mối quan hệ giữa con người và tựnhiên. Giới tự nhiên được xem là tiền đề, là điều kiện của sự sống. Tuy nhiên, hiện nay giớitự nhiên đang bị xâm phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.Do vậy, trong bài viết này, trên cơ sở khái quát sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quanhệ giữa con người và tự nhiên, tác giả nêu lên một số quan điểm Phật giáo về mối quan hệnày và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: con người, môi trường, Phật giáo, tự nhiên. Đặt vấn đề Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và xãhội loại người, dù con người muốn hay không muốn thì thì cuộc sống, hoạt độngkinh tế - xã hội đều phải diễn ra trong một môi trường tự nhiên nhất định. Tuynhiên, hiện nay một số cá nhân, doanh nghiệp chỉ chăm lo vun vén lợi ích, lợi nhuậncủa mình, mà không quan tâm đến lợi ích chung của xã hội; nên đã tìm mọi cách khaithác giới tự nhiên, xâm phạm vào môi trường tự nhiên, làm cho môi trường tự nhiênmất khả năng phục hồi, dẫn đến môi trường tự nhiên bị ô nhiễm trầm trọng, nhất làcác thành phố lớn hiện nay. Sự ô nhiễm môi trường sinh thái đã và đang ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân về trước mắt cũng như lâu dài,cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Liên quanđến vấn đề này, từ lâu Phật giáo đã có nhiều quan điểm đề cập đến mối quan hệ giữa* Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.476 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...con người và tự nhiên mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Do vậy, nghiên cứu mốiquan hệ giữa con người và tự nhiên theo quan điểm của Phật giáo để từ đó rút ranhững ý nghĩa mang tính phương pháp luận đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiênở Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích của bài viết, trước hết chúng tôi sử dụng phươngpháp biện chứng duy vật trong việc đánh giá mối quan hệ giữa con người và tựnhiên một cách khách quan, khoa học. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phươngpháp như phân tích, tổng hợp; trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh, đối chiếu,v.v. để làm rõ những nội dung cần triển khai cũng như có cái nhìn khách quan đểgiải quyết vấn đề cần nghiên cứu. 1. Sự cần thiết của việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người vàtự nhiên Chúng ta biết rằng, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, có mối quanhệ chặt chẽ với giới tự nhiên, giới tự nhiên được xem là tiền đề, là điều kiện để conngười sống và tồn tại. Giới tự nhiên ở đây được đề cập là các yếu tố như đất, nước,không khí, động vật, thực vật, v.v… Để sống và tồn tại, trước hết con người cần dựavào tự nhiên, khai thác giới tự nhiên để tìm cái ăn, chỗ ở, do vậy, ngay từ khi loàingười mới xuất hiện đã chịu sự chi phối của giới tự nhiên, giới tự nhiên quy định sựtồn tại của con người và xã hội loài người, dù muốn hay không muốn thì con ngườivà xã hội loài người cũng chịu sự chi phối của giới tự nhiên. Chẳng hạn, để sống vàtồn tại con người cần không khí để thở, cần không gian để sinh hoạt, hay để chănnuôi và trồng trọt con người cần đến đất đai, nguồn nước, v.v... Khi xã hội càngphát triển thì con người càng giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào giới tự nhiên,từng bước chinh phục giới tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình, đó chính là quátrình con người tác động vào giới tự nhiên. Sự tác động của con người đối với tự nhiên được biểu hiện thông qua lao độngsản xuất, đây cũng là điểm khác nhau giữa con người và con vật, con vật chỉ biếtsử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, còn con người thì biết lao động sản xuấtvật chất, biết cải tạo giới tự nhiên. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển thìcon người càng chinh phục được nhiều giới tự nhiên và nó trở thành công cụ đắclực giúp con người tạo ra một nguồn của cải khổng lồ phục vụ nhu cầu của mình. Mặc dù con người có khả năng chinh phục giới tự nhiên, tác động, cải biến giớitự nhiên, song sự tác động đó cũng phải có giới hạn của nó, tức là sự tác động, chinhMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 477phục giới tự nhiên cần phải được tính toán để giới tự nhiên có khả năng phục hồi.Nếu con người tác động khai thác giới tự nhiên thiếu sự tính toán, khai thác mộtcách vô tổ chức, trái với quy luật của giới tự nhiên, làm mất khả năng phục hồi củagiới tự nhiên thì giới tự nhiên sẽ tác động trở lại con người, sự tác động đó thườngkhông lường trước được. Do vậy, C. Mác đã từng cảnh báo rằng: “việc cải biến ấydẫu có lớn lao thế nào chăng nữa cũng không được phép vượt quá giới hạn có thểdẫn đến sự phá vỡ tính chính thể của hệ thống, làm phương hại đến tính hài hòacủa quan hệ con người - tự nhiên”. Trong thư gửi cho Ph. Ăngghen khi nói về giá trịkhoa học trong tác phẩm Khí hậu và giới thực vật qua thời gian, lịch sử của chúng 1847,C. Mác đã đưa ra lời cảnh tính về những hiểm họa có thể xảy ra do hoạt động thiếuý thức của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên mà cho đến ngày nay vẫn còný nghĩa thời đại. Mác cho rằng: “nếu canh tác được tiến hành một cách tự phát, màkhông được hướng dẫn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. HỒ CÔNG ĐỨC1* Tóm tắt: Phật giáo ra đời từ rất sớm và có nhiều quan điểm có ý nghĩa quan trọng đốivới xã hội cho đến ngày nay, trong đó có quan điểm về mối quan hệ giữa con người và tựnhiên. Giới tự nhiên được xem là tiền đề, là điều kiện của sự sống. Tuy nhiên, hiện nay giớitự nhiên đang bị xâm phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.Do vậy, trong bài viết này, trên cơ sở khái quát sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quanhệ giữa con người và tự nhiên, tác giả nêu lên một số quan điểm Phật giáo về mối quan hệnày và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: con người, môi trường, Phật giáo, tự nhiên. Đặt vấn đề Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và xãhội loại người, dù con người muốn hay không muốn thì thì cuộc sống, hoạt độngkinh tế - xã hội đều phải diễn ra trong một môi trường tự nhiên nhất định. Tuynhiên, hiện nay một số cá nhân, doanh nghiệp chỉ chăm lo vun vén lợi ích, lợi nhuậncủa mình, mà không quan tâm đến lợi ích chung của xã hội; nên đã tìm mọi cách khaithác giới tự nhiên, xâm phạm vào môi trường tự nhiên, làm cho môi trường tự nhiênmất khả năng phục hồi, dẫn đến môi trường tự nhiên bị ô nhiễm trầm trọng, nhất làcác thành phố lớn hiện nay. Sự ô nhiễm môi trường sinh thái đã và đang ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân về trước mắt cũng như lâu dài,cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Liên quanđến vấn đề này, từ lâu Phật giáo đã có nhiều quan điểm đề cập đến mối quan hệ giữa* Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.476 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...con người và tự nhiên mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Do vậy, nghiên cứu mốiquan hệ giữa con người và tự nhiên theo quan điểm của Phật giáo để từ đó rút ranhững ý nghĩa mang tính phương pháp luận đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiênở Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích của bài viết, trước hết chúng tôi sử dụng phươngpháp biện chứng duy vật trong việc đánh giá mối quan hệ giữa con người và tựnhiên một cách khách quan, khoa học. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phươngpháp như phân tích, tổng hợp; trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh, đối chiếu,v.v. để làm rõ những nội dung cần triển khai cũng như có cái nhìn khách quan đểgiải quyết vấn đề cần nghiên cứu. 1. Sự cần thiết của việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người vàtự nhiên Chúng ta biết rằng, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, có mối quanhệ chặt chẽ với giới tự nhiên, giới tự nhiên được xem là tiền đề, là điều kiện để conngười sống và tồn tại. Giới tự nhiên ở đây được đề cập là các yếu tố như đất, nước,không khí, động vật, thực vật, v.v… Để sống và tồn tại, trước hết con người cần dựavào tự nhiên, khai thác giới tự nhiên để tìm cái ăn, chỗ ở, do vậy, ngay từ khi loàingười mới xuất hiện đã chịu sự chi phối của giới tự nhiên, giới tự nhiên quy định sựtồn tại của con người và xã hội loài người, dù muốn hay không muốn thì con ngườivà xã hội loài người cũng chịu sự chi phối của giới tự nhiên. Chẳng hạn, để sống vàtồn tại con người cần không khí để thở, cần không gian để sinh hoạt, hay để chănnuôi và trồng trọt con người cần đến đất đai, nguồn nước, v.v... Khi xã hội càngphát triển thì con người càng giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào giới tự nhiên,từng bước chinh phục giới tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình, đó chính là quátrình con người tác động vào giới tự nhiên. Sự tác động của con người đối với tự nhiên được biểu hiện thông qua lao độngsản xuất, đây cũng là điểm khác nhau giữa con người và con vật, con vật chỉ biếtsử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, còn con người thì biết lao động sản xuấtvật chất, biết cải tạo giới tự nhiên. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển thìcon người càng chinh phục được nhiều giới tự nhiên và nó trở thành công cụ đắclực giúp con người tạo ra một nguồn của cải khổng lồ phục vụ nhu cầu của mình. Mặc dù con người có khả năng chinh phục giới tự nhiên, tác động, cải biến giớitự nhiên, song sự tác động đó cũng phải có giới hạn của nó, tức là sự tác động, chinhMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 477phục giới tự nhiên cần phải được tính toán để giới tự nhiên có khả năng phục hồi.Nếu con người tác động khai thác giới tự nhiên thiếu sự tính toán, khai thác mộtcách vô tổ chức, trái với quy luật của giới tự nhiên, làm mất khả năng phục hồi củagiới tự nhiên thì giới tự nhiên sẽ tác động trở lại con người, sự tác động đó thườngkhông lường trước được. Do vậy, C. Mác đã từng cảnh báo rằng: “việc cải biến ấydẫu có lớn lao thế nào chăng nữa cũng không được phép vượt quá giới hạn có thểdẫn đến sự phá vỡ tính chính thể của hệ thống, làm phương hại đến tính hài hòacủa quan hệ con người - tự nhiên”. Trong thư gửi cho Ph. Ăngghen khi nói về giá trịkhoa học trong tác phẩm Khí hậu và giới thực vật qua thời gian, lịch sử của chúng 1847,C. Mác đã đưa ra lời cảnh tính về những hiểm họa có thể xảy ra do hoạt động thiếuý thức của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên mà cho đến ngày nay vẫn còný nghĩa thời đại. Mác cho rằng: “nếu canh tác được tiến hành một cách tự phát, màkhông được hướng dẫn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo hội Phật giáo Bảo tồn hệ sinh thái Bảo vệ môi trường tự nhiên Giới tự nhiên Triết lý nhân sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ trữ tình lãng mạn của Victor Hugo
81 trang 101 0 0 -
Triết lý nhân sinh trong thơ Vũ Quần Phương sau năm 1986
7 trang 44 0 0 -
Tìm hiểu triết lý nhân sinh trong tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử
6 trang 40 0 0 -
Triết lý nhân sinh trong đờn ca tài tử Nam bộ
2 trang 31 0 0 -
292 trang 26 0 0
-
Về triết lý nhân sinh của Jiddu Krishnamurti
7 trang 21 0 0 -
Ảnh hưởng tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
7 trang 19 0 0 -
Tiểu luận Hệ sinh thái suối: Chuyên đề sinh thái học hệ sinh thái
9 trang 18 0 0 -
Ngô Thì Nhậm và triết lý nhân sinh
3 trang 18 0 0 -
111 trang 18 0 0