Danh mục

Quan điểm nghiên cứu về loại từ và cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán hiện đại

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 466.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề phân định giữa loại từ và lượng từ, đến nay đã được giải quyết phần nào. Những ngộ nhận và tranh cãi xung quanh thuật ngữ ‘loại từ’ trong suốt mấy thập kỷ qua cho thấy sự phức tạp của vấn đề. Dưới ánh sáng của Ngữ pháp chức năng từ vựng (LFG) và Loại hình học (Typology), những kết quả nghiên cứu gần đây đã giúp làm rõ thêm những điểm chung trong các ngôn ngữ có loại từ, điển hình như tiếng Hán hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm nghiên cứu về loại từ và cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán hiện đại JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00014 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 81-88 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ ‘LOẠI TỪ’ VÀ CÁCH NHÌN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU LOẠI TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Đỗ Thị Kim Cương Phòng Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vấn đề phân định giữa loại từ và lượng từ, đến nay đã được giải quyết phần nào. Những ngộ nhận và tranh cãi xung quanh thuật ngữ ‘loại từ’ trong suốt mấy thập kỷ qua cho thấy sự phức tạp của vấn đề. Dưới ánh sáng của Ngữ pháp chức năng từ vựng (LFG) và Loại hình học (Typology), những kết quả nghiên cứu gần đây đã giúp làm rõ thêm những điểm chung trong các ngôn ngữ có loại từ, điển hình như tiếng Hán hiện đại. Lớp từ nằm ở vị trí giữa số từ và danh từ được dán nhãn là ‘lượng từ’ đều xuất hiện trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Loại từ (loại từ số) chỉ có trong một số ngôn ngữ được cho là ngôn ngữ có loại từ (kể cả tiếng Việt). Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định sự tồn tại của ‘loại từ’ trong tiếng Hán, một ngôn ngữ được cho là cùng loại hình đơn lập với tiếng Việt, hữu ích cho việc khảo sát tiếp theo về bản chất của lớp từ này. Từ khóa: Loại từ, loại từ số, ngôn ngữ có loại từ, tiếng Hán hiện đại. 1. Mở đầu Loại từ (classifier) được giới ngôn ngữ học chú ý từ lâu bởi tính chất vừa hấp dẫn vừa phức tạp của nó. Cùng với những thành tựu của lí luận ngôn ngữ học và những cứ liệu mới phát hiện trong nhiều ngôn ngữ của thế giới, vấn đề ‘loại từ’ ngày càng thu hút nhiều công trình nghiên cứu. Đặc biệt, những nghiên cứu về ‘loại từ’ gần đây đã tiến hành khảo sát trên các bình diện khác nhau đã mang lại cách nhìn mới về đặc điểm từ loại của lớp từ này trong các ngôn ngữ. Khi xem xét/khảo sát vấn đề, các nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào các lí thuyết (quan điểm) truyền thống, mà còn vận dụng nhiều luận cứ trong ngôn ngữ học hiện đại như Ngữ pháp chức năng từ vựng (LFG), Loại hình học (Typology). Loại từ là một vấn đề được quan tâm trong các nghiên cứu về loại hình học. Hơn bốn thập kỉ trước, nghiên cứu loại hình hệ thống của loại từ được bắt đầu với công trình của Greenberg [7] về loại từ số của hơn 100 ngôn ngữ. Ông mô tả các ngôn ngữ có loại từ số với sự tồn tại của các kết cấu loại từ số và bắt đầu khảo sát việc [± cùng xuất hiện] của loại từ trong bối cảnh tính đếm. Tuy nhiên, trên thực tế, loại từ có thể xuất hiện trong các bối cảnh khác nữa khi có sự kết hợp với đại từ chỉ định hoặc với tính từ. Với những khái quát đồng đại, Greenberg cho rằng, chỉ có 4 biểu thức về trật tự từ được phát hiện trong kết cấu loại từ (classifier constructions) có chứa 3 thành tố gồm lượng từ (Q-quantifier), loại từ (CL-classifier) và danh từ (N-noun) [7;28] . Bốn biểu thức này là: Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 01/10/2014 Liên hệ: Đỗ Thị Kim Cương, e-mail: kimcuong@hnue.edu.vn 81 Đỗ Thị Kim Cương [Q-CL-N] (đặc trưng trong tiếng Hán, tiếng Việt) [N-Q-CL] (đặc trưng trong tiếng Thái, tiếng Khmer) [CL-Q-N] (đặc trưng trong tiếng Ibibio thuộc hệ Niger-Congo) [N-CL-Q] (đặc trưng trong tiếng Bodo thuộc hệ Hán-Tạng) Có hai biểu thức trật tự từ trong đó Q và CL bị ngăn cách bởi N là [CL-N-Q] và [Q-N-CL] không thấy xuất hiện trong bất kì ngôn ngữ nào. Bốn biểu thức chung của trật tự quan hệ giữa lượng từ và loại từ (đứng liền nhau) là không thay đổi, tuy nhiên các thành tố này có thể xuất hiện ở vị trí trước hay sau danh từ tùy thuộc loại hình ngôn ngữ. Ví dụ: [Q-CL]-N hoặc N-[Q-CL] | | [CL-Q]-N hoặc N-[CL-Q]. Greenberg nhận xét: biến thiên giữa [Q-CL] và [CL-Q] xuất hiện không thường xuyên và được minh họa trong ba ngôn ngữ làm ví dụ [7;28] . Trong ngôn ngữ Bodo (Hán-Tạng), kết cấu bản ngữ là [CL-Q]-N còn kết cấu vay mượn từ ngôn ngữ Assam (Indo-Aryan, Ấn-Âu) là [Q-CL]-N. Trong ngôn ngữ Bengali (Indic), trật tự thông dụng là [Q-CL] có thể chuyển đổi để biểu thị bằng số đếm áng chừng. Trong hầu hết các ngôn ngữ ở Thái Lan, trật tự [Q-CL] được sử dụng phổ biến, nhưng khi đi với số từ ‘một’ thì trật tự đổi thành [CL-Q]. Trong bối cảnh như vậy, bài báo mong muốn góp thêm một số kiến giải về ‘loại từ’ để giúp phân định với ‘lượng từ’ trong tiếng Hán hiện đại thông qua việc phân tích những quan điểm/cách nhìn mới từ các nghiên cứu ‘loại từ’ trên thế giới hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu ‘loại từ’ trong ngôn ngữ học hiện đại 2.1.1. Các xu hướng nghiên cứu loại từ Từ sau Greenberg [7], số lượng các nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều: