Danh mục

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC 7

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Vấn đề nguồn gốc và bản chất của ý thức là vấn đề rất phức tạp của triết học, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học và thần học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC 7 Câu 18: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Vấn đề nguồn gốc và bản chất của ý thức là vấn đề rất phức tạp của triết học, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học và thần học. Nếu chủ nghĩa duy tâm - tôn giáo đồng nhất ý thức con người với linh hồn cá nhân, rồi đồng nhất linh hồn cá nhân với linh hồn thế giới, và tìm kiếm nguồn gốc, bản chất của chúng trong cái siêu nhiên, phi lịch sử - xã hội, thì chủ nghĩa duy vật – khoa học coi ý thức con người là đời sống tâm lý - tri thức - tinh thần của họ, và dựa vào các thành tựu khoa học cùng cơ sở thực tiễn để tìm kiếm nguồn gốc, làm rõ bản chất của nó trong cái tự nhiên, cái lịch sử - xã hội của chính con người. 1. Nguồn gốc của ý thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, bộ óc người cùng với sự tác động của thế giới vật chất lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Nhưng nguồn gốc tự nhiên mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để ý thức ra đời. Ý thức chỉ xuất hiện thật sự khi sự hình Page 160 of 487 thành bộ óc người và sự tác động của thế giới vật chất lên bộ óc người gắn liền với các hoạt động lao động, ngôn ngữ xảy ra trong các quan hệ xã hội của họ. a) Nguồn gốc tự nhiên + Bộ óc người: Bộ óc của con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Về mặt sinh vật, óc người là kết quả của sự tiến hóa sinh học từ óc vượn. Nó là một tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi và phức tạp, bao gồm khỏang 14 tỷ tế bào thần kinh có liên hệ nội tại và với các giác quan tạo thành một mạng lưới thu nhận, điều chỉnh hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ. Hoạt động sinh lý thần kinh trong bộ óc người thống nhất trong mình hai quá trình khác nhau nhưng ràng buộc với nhau: quá trình sinh lý và quá trình ý thức. Cũng giống như mọi tín hiệu điều mang nội dung thông tin, thì trong bộ óc người mọi quá trình sinh lý đều mang nội dung ý thức. Các thành tựu của khoa học tự nhiên mà trước hết là sinh lý học của hệ thần kinh cho phép khẳng định quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, còn ý thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý Page 161 of 487 thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường. + Sự tác động của thế giới vật chất lên bộ óc người: Dựa trên lý luận phản ánh32, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện 32 Quan niệm duy vật biện chứng cho rằng: • Phản ánh là năng lực của một hệ thống vật chất này tái hiện trong mình những đặc điểm tính chất của một hệ thống vật chất khác khi chúng tương tác qua lại lẫn nhau. Phản ánh là thuộc tính khách quan, phổ biến của vật chất được biểu hiện ra trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất với nhau. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai hệ thống vật chất - tác động và bị tác động. Hệ thống bị tác động bao giờ cũng mang thông tin về hệ thống tác động, nghĩa là quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin. • Dựa trên mức độ kết cấu – tổ chức hay trình độ phát triển của vật chất mà phản ánh được chia thành phản ánh lý – hóa học, phản ánh sinh học và phản ánh xã hội. Phản ánh lý – hóa học là đặc trưng cơ bản của giới tự nhiên vô sinh. Nó mang tính thụ động, chưa có tính định hướng và lựa chọn, chịu sự chi phối của các quy luật cơ - lý - hóa học và thể hiện bằng sự thay đổi các đặc tính hóa - lý - cơ. Phản ánh sinh học là đặc trưng cơ bản của giới tự nhiên hữu sinh, nhờ đó mà các sinh thể tự điều chỉnh mình trong một mức độ nhất định để thích nghi được với môi trường nhằm duy trì sự tồn tại của mình. Nó mang tính định hướng và lựa chọn; nó bắt đầu có tính chủ động, và được thực hiện thông qua các hình thức cụ thể sau: Kích thích là hình thức phản ánh cơ bản xảy ra trong cơ thể thực vật. Phản xạ là hình thức phản ánh cơ bản xảy ra trong cơ thể động vật có hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, được thực hiện chủ yếu dựa vào các phản xạ không điều kiện. Tâm lý động vật là hình thức phản ánh cơ bản xảy ra trong cơ thể động vật có hệ thần kinh khá hoàn chỉnh, được thực hiện chủ yếu dựa vào các phản xạ có điều kiện. Phản ánh tâm lý động vật mang tính bản năng do nhu cầu sinh lý trực tiếp của cơ thể và các quy luật sinh học chi phối. Phản ánh xã hội hay ý thức con người là hình thức phản ánh mang tính năng động sáng tạo, định hướng và lựa chọn cao n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: