Danh mục

Quan điểm về tội phạm của một số nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các quốc gia đều xác định tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, các hoạt động tội phạm luôn đi ngược lại với lợi ích xã hội, gây ra thiệt hại cho xã hội. Trong mỗi thời kỳ khác nhau và trong mỗi giai đoạn khác nhau, tội phạm trong xã hội luôn có sự biến đổi cả về nội dung lẫn hình thức. Thế kỷ 21 đã xuất hiện những hình thức biến tướng mới của tội phạm. Vì vậy, nhận thức đầy đủ về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm về tội phạm của một số nước trong bối cảnh toàn cầu hóa Quan điểm về tội phạm của một số nước trong bối cảnh toàn cầu hóa Các quốc gia đều xác định tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, các hoạt động tội phạm luôn đi ngược lại với lợi ích xã hội, gây ra thiệt hại cho xã hội. Trong mỗi thời kỳ khác nhau và trong mỗi giai đoạn khác nhau, tội phạm trong xã hội luôn có sự biến đổi cả về nội dung lẫn hình thức. Thế kỷ 21 đã xuất hiện những hình thức biến tướng mới của tội phạm. Vì vậy, nhận thức đầy đủ về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và có giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm luôn được các quốc gia ưu tiên quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Bài viết tổng hợp một số quan điểm mới về tội phạm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay của một số nước. 1. Các quan điểm về tội phạm và giải pháp phòng, chống tội phạm ở Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa a) Quan điểm về tội phạm Phân tích các quan điểm về tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa của các quốc gia thuộc nhóm này, có thể rút ra một số kết luận: Thứ nhất, tất cả các quốc gia này trong bối cảnh toàn cầu hóa đều không đề cập về bản chất giai cấp của tội phạm. Họ cho rằng, tội phạm chỉ là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển và diệt vong. Vì nó mang bản chất tiêu cực luôn đe dọa và gây ra những thiệt hại cho xã hội, do vậy cần được quy định cấm trong luật hình sự để làm cơ sở đấu tranh loại trừ. Thứ hai, các quốc gia này đều xác định, một người khi thực hiện một trong các hành vi nguy hiểm đã được ghi nhận trong Luật Hình sự thì mới bị coi là tội phạm. Điều này có nghĩa, tội phạm được xác định trên nguyên tắc: không có luật thì không có tội và “trong luật không có tội phạm thì không có hình phạt”. Thứ ba, đa số đều thừa nhận trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều loại tội phạm phát triển quá nhanh, có lúc ngoài tầm kiểm soát của nhà nước, cho nên, không thể tránh khỏi những hậu quả nhất định mà tội phạm gây ra. Đồng thời, các quốc gia nói trên đều xác định một số loại tội phạm như: tội phạm ma túy; tội phạm rửa tiền; tội phạm xâm phạm sở hữu sử dụng công nghệ cao; tội phạm khủng bố; tội phạm có tổ chức; tội phạm buôn bán người hiện nay là những tội phạm nguy hiểm nhất cần tập trung đấu tranh và xác định, những tội phạm này trong bối cảnh toàn cầu hóa rất dễ trở thành tội phạm “không biên giới”. Thứ tư, cùng chung quan điểm mới về tội phạm là phải chịu hình phạt, nhưng không ghi nhận biện pháp trừng trị và phòng ngừa triệt để - đó là áp dụng hình phạt tử hình, nên đã cố gắng loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt. Đồng thời, tư nhân hóa nhà tù nhằm xã hội hóa hình thức cải tạo người phạm tội. Công tác thống kê tội phạm vẫn trung thành với lý thuyết thống kê theo hành vi phạm tội chứ không theo số vụ án hình sự, nghĩa là, trong mỗi vụ án hình sự, có bao nhiêu hành vi nguy hiểm do chủ thể tội phạm gây ra mà tương ứng với mỗi tội phạm được quy định trong Luật Hình sự thì được coi đó là một tội phạm đã xảy ra. Cơ quan bảo vệ pháp luật xác nhận đó là hành vi phạm tội, đăng ký vào sổ báo cáo, ghi nhận một tội phạm đã xảy ra. Vì vậy, thống kê hàng năm của mỗi quốc gia nói trên thường lên đến hàng triệu tội phạm/năm. b) Quan điểm về giải pháp phòng ngừa Xuất phát từ những quan điểm trên về tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa, hầu hết các quốc gia nói trên đều có chung quan điểm là: Một là, các cơ quan bảo vệ pháp luật của mỗi quốc gia phải thường xuyên bám sát thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, kịp thời phát hiện những phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, đề xuất kịp thời sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật hình sự, hoàn thiện hệ thống pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong trường hợp chưa kịp ban hành quy phạm pháp luật thì có thể cho phép các cơ quan tư pháp áp dụng nguyên tắc tương tự, xác định sự tương đồng giữa hoàn cảnh thực tế cuộc sống và những quy phạm phạm pháp luật tương tự. Linh hoạt thực hiện hai phương pháp khắc phục những lỗ hổng trong pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, đó là áp dụng luật và pháp luật tương tự. Hai là, do tính chất phức tạp của nhiều loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia, nên các quốc gia này luôn chú ý việc tăng cường cơ sở vật chất cho lực lượng chuyên trách bảo vệ pháp luật với những trang thiết bị hiện đại, đầu tư ngân sách cho các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm là ưu tiên số một, trong đó có cả vấn đề lương bổng và chế độ ưu đãi, tinh nhuệ lực lượng bảo vệ pháp luật từ cơ sở đến trung ương và cả các bộ phận phục vụ, các đơn vị nghiên cứu, đào tạo. Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương trên cơ sở các hiệp ước và điều ước quốc tế về đấu tranh, phòng chống tội phạm, thường xuyên trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia với nhau trong khu vực và trên thế giới về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2. Các quan điểm về tội phạm và giải pháp phòng, chống một số loại tội phạm ở Liên bang Nga, Trung Quốc trong tình hình hiện nay a) Các quan điểm về tội phạm và giải pháp phòng, chống một số loại tội phạm ở Liên bang Nga Quan điểm về tội phạm: Quan điểm thứ nhất cho rằng, những hiện tượng tiêu cực mới nổi lên như khiêu dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, sử dụng ma túy, mại dâm nam… và những hành vi phạm tội mới du nhập vào Nga như sử dụng công nghệ cao để phạm tội, mua bán người và bộ phận cơ thể người, tội phạm rửa tiền, mua bán ma túy tổng hợp và tổ chức sử dụng ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia… đó là những “tội phạm mới” hoặc đó là “tội phạm không mang tính truyền thống”. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, những dạng hành vi nêu trên, trước đây trong lòng xã hội Xô viết không có mà chỉ xuất hiện khi nước Nga chuyển sang chế độ mới với nền kinh tế thị trường. Chính những “tội phạm không mang tính ...

Tài liệu được xem nhiều: