Danh mục

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay là sự tiếp nối tư tưởng từ Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (2-/951)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.72 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với quyết định lịch sử trọng đại này, một trang sử mới trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được viết lên bởi tình nghĩa thủy chung, son sắt và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trở thành biểu tượng cao đẹp và mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong thế kỷ XX. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu về một Đại hội lịch sử với một quyết định lịch sử để hiểu hơn về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay là sự tiếp nối tư tưởng từ Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (2-/951) TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 97 - 105 QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO HIỆN NAY LÀ SỰ TIẾP NỐI TƢ TƢỞNG TỪ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2/1951) Đào Văn Trưởng12 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Cộng sản riêng trên cơ sở tôn trọng «Quyền dân tộc tự quyết». Với quyết định lịch sử trọng đại này, một trang sử mới trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được viết lên bởi tình nghĩa thủy chung, son sắt và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trở thành biểu tượng cao đẹp và mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong thế kỷ XX. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu về một Đại hội lịch sử với một quyết định lịch sử để hiểu hơn về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Từ khóa: Đại hội, quan hệ đặc biệt, Việt Nam, Lào. 1. Đặt vấn đề Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ngày nay là minh chứng hùng hồn, biểu tượng cao đẹp và sức sống trường tồn cho tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn thành sứ mạng lịch sử vẻ vang mà nhân dân giao phó là lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng non trẻ mang tên Đông Dương. Nhằm tạo bước ngoặt mới mang tính đột phá cho tiến trình phát triển cách mạng, tại Đại hội Đại biểu lần thứ II (2-1951), Đảng đã đi đến một quyết định mang tính lịch sử là thành lập ở mỗi nước một Đảng cách mạng riêng. Từ đó đến nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam không ngừng được duy trì, bảo vệ và phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đoàn kết, hợp tác cùng phát triển. Bài viết này, tập trung nghiên cứu làm rõ sự tiếp nối những tư tưởng từ Đại hội II trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Khái quát chung về Đảng Cộng sản Đông Dương Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử quy định nên Việt Nam và Lào có nhiều điểm chung và những nét tương đồng sâu sắc về tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa. Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới quốc gia, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dòng nước sông Mêkông ngọt mát; Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc có truyền thống lịch sử lâu dài và một nền văn hóa đặc sắc trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước… Từ bao đời nay, người dân hai nước luôn sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thiên tại, địch họa cũng như xây dựng cuộc sống của đồng bào vùng biên giới hai nước. Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017 12 Liên lạc: Đào Văn Trưởng, e - mail: daovantruong.tp@gmail.com 97 Nhưng dường như có một sự sắp đặt của lịch sử, khi Việt Nam và Lào đều nằm trong tầm ngắm của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Lúc này, chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ hoàng kim, chúng ra sức vươn những chiếc vòi bạch tuộc đến tận những hang cùng, ngõ hẻm của thế giới để tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Để rồi, định mệnh đã đặt hai quốc gia Việt Nam và Lào cùng trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.Từ đây, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào có chung một kẻ thù và chung một mục tiêu là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành lại độc lập, tự do. Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3-21930). Đến tháng 10 năm 1930, thực hành án Nghị quyết và Thơ chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương với chủ trương: “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chính và lâu dài chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương và lãnh đạo giai cấp vô sản Đông Dương ra tranh đấu để đạt mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản” [1]. Sự kiện lịch sử trọng đại này, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tại Việt Nam và Lào. Nhằm phát huy tối đa tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo và sức mạnh của quần chúng nhân dân, cũng như phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn của mỗi nước trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương; tại Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì (5/1941) đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: