Danh mục

Quan hệ giữa bản sắc và nghèo đói trong phát triển vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.52 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở dữ liệu khảo cứu và khảo sát từ thực tiễn vùng miền núi phía Tây Nghệ An, bài viết này cung cấp thêm một cái nhìn khác về mối quan hệ giữa bản sắc và nghèo đói. Trong mọi quá trình phát triển, văn hóa và kinh tế luôn là mối quan hệ cốt lõi, vừa là động lực, vừa là mục tiêu và cũng là quá trình. Trọng tâm của bài viết tập trung vào việc phân tích khái niệm bản sắc trên phương diện khoa học phát triển, và khái niệm nghèo đói trên phương diện cấu trúc xã hội để đi tìm mối quan hệ giữa cặp song đề quan trọng nhất của bài viết này. Trên cơ sở phương pháp luận này, bài viết cũng bày tỏ vài gợi mở cho việc tìm kiếm biện pháp phát triển bền vững ở Nghệ An để thảo luận thêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ giữa bản sắc và nghèo đói trong phát triển vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI QUAN HỆ GIỮA BẢN SẮC VÀ NGHÈO ĐÓI TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NGHỆ AN n Bùi Minh Hào Tình trạng chung của hầu hết các nước đang phát triển là mâu thuẫn giữa việc giữ gìn bản sắc tộc người với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Cái nhìn đó với Việt Nam là rất tương xứng. Nhất là vùng dân tộc thiểu số ở miền núi. Trong khi bức tranh phát triển kinh tế vẫn còn chậm chạp thì sự mai một, mất mát bản sắc văn hóa truyền thống lại trở nên nhanh chóng hơn. Điều đó làm cho nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu cũng như những người quan tâm lo ngại. Bản sắc và nghèo đói trở thành cặp song đề mâu thuẫn gây bất an cho nhiều người và được xem là vấn đề trọng tâm của các chiến lược phát triển từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Nhưng chúng ta có nên thật sự lo ngại về vấn đề này? Đương nhiên là có nhưng điều đó không có nghĩa là sự lo ngại đó sẽ không còn khi xây dựng các chính sách phát triển hợp lý! Bởi bản sắc không phải là thứ bất biến, mà ngược lại nó luôn được tái tạo, thay đổi và bồi đắp trong quá trình mất đi. Các giá trị cũ không hợp lý sẽ bị cộng đồng gạt bỏ và thay thế bằng các giá trị mới phù hợp hơn. Đó là quá trình tất yếu của sự phát triển. Còn nghèo đói là một thực trạng, cả về nhận thức cũng như thực tiễn. Nhưng cũng như bản sắc, nghèo đói cũng thay đổi theo thời gian. Nghèo đói và bản sắc có mối quan hệ với nhau, nhưng liệu có phải là quan hệ mâu thuẫn như nhiều người vẫn nghĩ hay không thì cần phải xem xét nghiêm túc. Trên cơ sở dữ liệu khảo cứu và khảo sát từ thực tiễn vùng miền núi phía Tây Nghệ An, bài viết này cung cấp thêm một cái nhìn khác về mối quan hệ giữa bản sắc và nghèo đói. Trong mọi quá trình phát triển, văn hóa và kinh tế luôn là mối quan hệ cốt lõi, vừa là động lực, vừa là mục tiêu và cũng là quá trình. Trọng tâm của bài viết tập trung vào việc phân tích khái niệm bản sắc trên phương diện khoa học phát triển, và khái niệm nghèo đói trên phương diện cấu trúc xã hội để đi tìm mối quan hệ giữa cặp song đề quan trọng nhất của bài viết này. Trên cơ sở phương pháp luận này, bài viết cũng bày tỏ vài gợi mở cho việc tìm kiếm biện pháp phát triển bền vững ở Nghệ An để thảo luận thêm. SỐ 7/2020 Tạp chí [25] KH-CN Nghệ An NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Bản sắc là cái cốt lõi thế. Hệ quả là các giá trị văn hóa truyền Bản sắc văn hóa tộc người, được hiểu là những giá thống bắt đầu thay đổi theo hướng tiếp trị đặc trưng, là cái riêng biệt và cái thuộc về một cộng nhận nhiều giá trị văn hóa từ miền xuôi đồng người được định hình trong một thời gian dài. lên. Nó làm cho bản sắc văn hóa cộng Đó là những giá trị cốt lõi, mang tính bền vững và đồng bị mai một và nhiều cộng đồng rơi được hầu hết các thành viên trong cộng đồng chia sẻ. vào nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa. Nó cũng là những dấu hiệu để nhận biết về văn hóa Hơn ba thập kỷ gần đây, hàng loạt các tộc người. Như vậy, bản sắc không phải là phạm trù làn gió mới tác động đến đời sống người được quy định bởi đặc tính tự nhiên, mà nó mang tính dân vùng dân tộc thiểu số sau khi Việt xã hội, được hình thành trong một quá trình sinh sống Nam thực hiện đường lối Đổi mới và hội và phát triển, luôn gắn liền và ảnh hưởng đến cuộc nhập quốc tế. Đó là những làn gió của sống, đến tâm thức và hành vi của những con người thời đại như toàn cầu hóa, hiện đại hóa thuộc về cộng đồng, dân tộc đó. và thị trường hóa. Hơn bao giờ hết, bản Cũng như nhiều vùng miền, địa phương khác, các sắc tộc người của các dân tộc thiểu số ở dân tộc thiểu số ở Nghệ An tồn tại và phát triển dựa Nghệ An nói riêng cũng như cả nước nói trên những bản sắc văn hóa riêng biệt. Đó là những chung đối diện với nguy cơ bị mai một, giá trị cốt lõi của họ được sàng lọc qua những quá mất mát nhanh chóng. Và thực tế, vùng trình lịch sử lâu dài. Đặc biệt là những dân tộc đã sinh dân tộc thiểu số Nghệ An trong vài thập sống ở đây lâu năm như Thái, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu kỷ qua đã thay da đổi thịt đáng kể. Cơ sở và Thổ. Những cộng đồng này đều mang đậm bản sắc hạ tầng, đời sống vật chất không ngừng văn hóa của riêng mình và đó là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: