Danh mục

Quan hệ hợp tác Việt Trung

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 251.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, mối tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác vốn có lịch sử lâu đời. Mối thắm thiết đó đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Mao Trạch Đông và các bậc cách mạng tiền bối dày công vun đắp, đã được tôi luyện và thử thách trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân mỗi nước. Đặc biệt, 10 năm qua, kể từ khi 2 nước bình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ hợp tác Việt Trung kim ngạch xuất nhập khẩu từ 32,23 triệu USD năm 1991 đã lên đến 4,634 tỷ USD năm 2003  Năm 1991, thương mại hai bên mới chỉ đạt 37,7 triệu USD thì đến năm 2008, kim ngạch đã tăng lên tới 20,188 tỷ USD (tăng 535 lần trong 18 năm). Kể từ năm 2004 đến nay, Tru Về xuất khẩu, Trung Quốc trở thành thị trường đứng thứ 3 trong xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch năm 2008 đạt 4,536 tỷ USD (sau Mỹ và Nhật Bản). Về nhập khẩu, Trung Quốc hiện đứng đầu với kim ngạch năm 2008 là 15,652 tỷ USD. Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 14,07% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm 0,78% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 7,2% tổng xuất khẩu của Việt Nam nhưng chỉ chiếm chưa đầy 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm tới 19,3% thị phần nhập khẩu của Việt Nam và 1,38% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. ng Quốc đã liên tục trở thành đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch tái xuất sang Trung Quốc đạt 3,6 tỷ USD Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 1,97 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc giá trị 6,9 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng chỉ chiếm gần 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam, chính vì vậy để đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD năm nay và 6,4 tỷ USD vào năm 2010, Bộ Công thương cho biết, Việt Nam sẽ có các giải pháp về tổ chức thị trường như mở rộng sang các tỉnh nằm sâu trong lục địa (như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu); Việc tìm các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc là hết sức cần thiết nhằm giảm bớt nhập siêu lớn từ nước này. nhập siêu của nước ta từ thị trường phương Bắc tiếp tục tăng bùng nổ. Nếu năm 2004 là 1,721 tỷ USD, thì năm 2008 là 11,116 tỷ USD; tỷ lệ nhập siêu tương ứng tăng từ 62,91% lên 245,09% và liên tiếp chiếm tỷ trọng 60% trong “rổ hàng hóa nhập siêu” của nước ta từ đó đến nay”. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc: Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, mối tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác vốn có lịch sử lâu đời. Mối thắm thiết đó đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Mao Trạch Đông và các bậc cách mạng tiền bối dày công vun đắp, đã được tôi luyện và thử thách trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân mỗi nước. Đặc biệt, 10 năm qua, kể từ khi 2 nước bình thường hoá, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Trung phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT và không ngừng đi vào chiều sâu. Các cuộc gặp thường kỳ giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước, sự nhất trí cao về hàng loạt các vấn đề trọng đại mà các nhà lãnh đạo của 2 nước đạt được đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển. Năm 1999, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, 2 bên đã xác định khuôn khổ quan hệ 2 nước theo phương châm 16 chữ “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng đến tương lai” đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai Đảng, 2 nhà nước. Có thể nói, “16 chữ vàng” đã thể hiện mối quan hệ đặc thù giữa hai đảng, hai nhà nước cùng chia sẻ lý tưởng XHCN, cùng do Đảng cộng sản lãnh đạo, cùng đang tiến hành đổi mới, cải cách, mở cửa và tập trung sức lực phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phấn đấu cho 1 thế giới bình đẳng và công bằng. Năm 2000, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ Tướng Phan Văn Khải đã tạo thêm xung lực mới cho sự hợp tác toàn diện giữa 2 nước. Đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã kí được 30 hiệp định và thoả thuận cấp nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác lâu dài. Hai bên đã khai thông các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu về mọi mặt. Việc ký hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc cuối năm 1999 có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Điều đó cũng đánh dấu mối quan hệ láng giềng, đoàn kết hữu nghị giữa 2 nước có thêm bước phát triển vững chắc trong thế kỷ 21. QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRÊN LĨNH VỰC NGOẠI THƯƠNG NHÌN LẠI 10 NĂM VÀ TRIỂN VỌNG Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng 'núi liền núi, sông liền sông'. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại dã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có thể có những thời kỳ đã có ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, sau một thời kỳ sóng gió, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực ngoại thương nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và 'đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam'(1). Nhìn lại 10 năm qua, phân tích những thuận lợi, thành tựu cùng những khó khăn, tồn tại và có sự đánh giá khách quan về triển vọng quan hệ ngoại thương giữa hai nước trong thời gian tới để có những giải pháp tích cực thúc đẩy sự phát thiển quan hệ ngoại thương giữa hai nước là điều hết sức cần thiết. I. Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương trong 10 năm qua. 1. Những thuận lợi * Về chính trị , ngoại giao Sau một thời gian dài 'căng thẳng và giá lạnh' tháng 11-1991 Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ thưởng ...

Tài liệu được xem nhiều: