Danh mục

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh mới

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 501.79 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc theo chiều hướng tích cực hơn. Các giải pháp chủ yếu gồm: Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại; Làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý XNK, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hình thức “thương mại ngầm”; Đa dạng hóa thị trường XNK; Đổi mới và nâng cao chất lượng hàng hóa; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các cam kết bảo đảm bình đẳng cho hàng XK VN...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong bối cảnh mới QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH MỚI VIETNAM’S TRADE RELATIONSHIP WITH CHINA IN THE NEW CONTEXT Vo Ta Tri, PhD Dang Thi Hoai, PhD Thuongmai University Tóm tắt Trung Quốc là thị trường thương mại lớn của Việt Nam. Cho đến nay, thị trường thương mai truyền thống này đã chiếm hơn 1/5 tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trên tổng số hơn 200 quóc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ đối tác thương mại. Có được những kết quả này ngoài sự nỗ lực có tính chủ quan của Chính phủ, các doanh nghiệp và nhân dân 2 nước còn là những điều kiện hết sức thuận lợi từ phía khách quan như Trung Quốc là nước láng giềng, có đường biên giới dài tiếp xúc với nhiều địa phương của Việt Nam, dân số đông và thu nhập ngày một gia tăng, là thị trường mở trong lúc nhiều nước khác đang có trào lưu khép kín... Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó trong quan hệ thươg mại với Trung Quốc, Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn như: thâm hụt thương mại cao, tình trạng buôn lậu gia tăng khó kiểm soát, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ngày một rõ rệt... Bởi vậy, qua nghiên cứu, các tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam với Trung Quốc theo chiều hướng tích cực hơn. Các giải pháp chủ yếu gồm: Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại; Làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý XNK, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hình thức “thương mại ngầm”; Đa dạng hóa thị trường XNK; Đổi mới và nâng cao chất lượng hàng hóa; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các cam kết bảo đảm bình đẳng cho hàng XK VN... Từ khóa: nhập khẩu, nhâp siêu, thương mại Việt Nam - Trung Quốc, xuất khẩu, xuất nhâp khẩu. Abstract China is Vietnam's major trading market. Up to this time, this long-term trade market has accounted for more than one fifth of Vietnam's total import and export value out of more than 200 countries and territories with which Vietnam has a trade partnership. Achieving these results, besides the subjective efforts of the Government, businesses and people of the two countries, there are favorable objective conditions such as China is Vietnam’s neighboring country, shares a long border with many localities of Vietnam, its large population and increasing income. China strongly promotes its open market while many other countries amist anti-globalization tendencies, etc. However, besides those advantages from the trading relationship with China, Vietnam is facing many difficulties such as high trade deficit, increasing uncontrolled smuggling, overreliance on the Chinese market. Therefore, in this paper, the author proposed a number of solutions to promote 304 Vietnam's trade activities with China. The main solutions include: Promoting the construction of infrastructure for production and trade; improving market management, import and export management, prevent smuggling, trade fraud and other forms of illegal trading activities; diversifying import and export markets; innovating and improving goods quality; trade promotion, market research, implementation of trade agreements to ensure equality for Vietnam's exports. Keywords: Import, trade deficit, Vietnam - China trade, export, import-export 1. Đăt vấn đề Việt Nam (VN) và Trung Quốc (TQ) đã có quan hệ thương mại từ lâu đời. Thời gian qua, thương mại của VN với TQ đã có nhiều bước đổi mới, tiến bộ. Kim ngach xuất nhập khẩu (XNK) tăng cao, lợi thế của đất nước được khai thác khá tốt, quan hệ thương mại giữa hai nước dần đi vào ổn định...Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đó, hoạt động ngoại thương và kinh tế VN cũng phụ thuộc nhiều vào TQ. Tình trạng này bộc lộ ngày một rõ ràng hơn trong bối cảnh nhiều nước, nhiều khu vực có xu hướng quay lại bảo hộ thị trường trong nước và sự tác động của thiên tai, dịch bệnh thời ian qua. Thực tế đó gây ra không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế theo phương châm độc lập, tự chủ của nước ta. Quan hệ thương mại của VN với TQ còn nhiều chông gai cần sớm được khắc phục. Bài viết này tác giả muốn tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan những lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong quan hệ thương mại của VN với TQ. Qua đó nhằm đề xuất một số giải pháp vừa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của VN với TQ, hạn chế tình trạng nhập siêu từ TQ và giảm sự phụ thuộc của VN vào thị trường TQ (bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra). 2. Tổng quan, mô hình và phương pháp nghiên cứu Triển vọng thương mại song phương nói chung và xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa song phương nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố như: khoảng cách, quy mô kinh tế, dân số và thu nhập bình quân đầu người, độ mở nền kinh tế và thị trương XNK, các rào cản thương mại (thuế và phi thuế quan), tỷ giá hối đoái thực tế, chi phí thương mại XNK thực và ẩn, quan hệ chính trị và chính sách thương mại song phương, cạnh tranh từ các đối tác tiềm ẩn...(theo Balasa and Bauwens (1987), Lee (1995), Min (1992), Havrila and Gunawardana (2006), và Thorpe et al (2005)...Tư các nghiên cứu nà cho phép xác lập mô hình nghiên cứu hiệu suất triển vọng thương mại song phương qua hinh sau: 305 Độ mở va rảo cản thâm nhâp thị trường Tiềm năng sản xuất- xuất khẩu Lợi thế cấu trúc thương mại nội ngành Hiệu suất chất lượng tăng trương Độ minh bạch và ổn định chính sách XNK ...

Tài liệu được xem nhiều: