Danh mục

Quan hệ văn chương và văn hóa ở Việt Nam - GS. Phan Ngọc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước nào cũng có những quan hệ gắn bó giữa văn chương và văn hoá. Riêng ở Việt Nam mối quan hệ này biểu hiện dưới một hình thức rất đặc biệt, khác nhiều nền văn hoá khác. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Quan hệ văn chương và văn hóa ở Việt Nam" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ văn chương và văn hóa ở Việt Nam - GS. Phan NgọcQUAN HỆ VĂN CHƯƠNG VÀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM GS. Phan Ngọc Nói đến văn chương làm nền tảng cho văn hoá Việt Nam, trước hếtphải nói đến cái tư tưởng gần như bất biến làm nền tảng cho nền văn hoáấy. Tư tưởng ấy theo tôi là tinh thần yêu nước, đoàn kết của những đứa controng cùng một gia đình, tuy thân phận có thể khác nhau, người sang kẻhèn, người giàu kẻ nghèo, nhưng đều phải đoàn kết nhau, chia ngọt sẻ bùiđể cùng sống cho độc lập dân tộc.I. 1. Nước nào cũng có những quan hệ gắn bó giữa văn chương và vănhoá. Riêng ở Việt Nam mối quan hệ này biểu hiện dưới một hình thức rấtđặc biệt, khác nhiều nền văn hoá khác. Bước vào một ngôi nhà Việt Nam, dù giàu hay nghèo, điều đập vàomắt một người nước ngoài, đó là tủ sách cha ông để lại và gia đình làm chophong phú thêm. Một gia đình không có tủ sách thì bị làng xóm coi thường.Những người nước ngoài nhận thấy, tuy cùng là người Đông Nam Á,nhưng ngoài việc mua đồ gia dụng, người Việt Nam đặc biệt ham mua sáchvà trong khi trò chuyện, người Việt Nam không kể nam nữ, giàu nghèothường dẫn những câu thơ, những truyện kể và các cổ tích. Trước Cáchmạng tháng 8, tôi còn thấy một tục rất thú vị là tục “xin chữ”. Mỗi khi mộtgia đình có một công việc quan trọng như làm nhà mới, con cái đỗ đạt, giađình hiếm sinh con trai, đặc biệt các dịp thượng thọ hay tang ma, thế nàoông chủ gia đình cũng đến gặp những người nổi tiếng trong huyện để “xinchữ”. Chữ đây có thể là một đôi câu đối, một bài thơ, một bài văn nói về sựkiện này. Rồi tác phẩm này sẽ được một người viết chữ Hán tốt viết lại đểđem khắc vào gỗ hay đem thêu thành câu đối, hoành phi, trướng, và điềunày duy trì sinh hoạt cho những người làm nghề thêu, nghề chạm khắc. Sauđó, tác phẩm thường được treo lên, và nếu câu đối, bài phú là hay thì nó sẽđược lưu truyền khắp tỉnh, thậm chí khắp nước. Tôi đã được nghe nhiềucâu đối, bài thơ như vậy của Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu. 2. Nói đến văn chương làm nền tảng cho văn hoá Việt Nam, trướchết phải nói đến cái tư tưởng gần như bất biến làm nền tảng cho nền vănhoá ấy. Tư tưởng ấy theo tôi là tinh thần yêu nước, đoàn kết của những đứacon trong cùng một gia đình, tuy thân phận có thể khác nhau, người sang kẻhèn, người giàu kẻ nghèo, nhưng đều phải đoàn kết nhau, chia ngọt sẻ bùiđể cùng sống cho độc lập dân tộc. Chúng ta biết người Việt Nam tự gọimình là người nước Nam. Đó là vì ở phía Bắc là nước đông dân nhất thếgiới, văn hoá rất cao, và có một tham vọng là bình thiên hạ. Người ViệtNam phải bắt buộc tạo ra truyền thuyết “Con tiên, cháu rồng”, những ngườicủa cùng một gia đình, không kể miền xuôi hay miền ngược. “Bầu ơithương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn”. Ý thức bảovệ độc lập dân tộc phát triển rất sớm và được khẳng định lần này lượt kháctrong thơ Lý Thường Kiệt, hịch Trần Hưng Đạo, đặc biệt trong “Bình Ngôđại cáo” của Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến Việt Nam trong sự đối lậpvới văn hoá Hán. Trung Hoa không tự đặt cho mình một từ ngữ nào để chỉnước mình. Từ Trung Hoa là xuất hiện từ cách mạng Tân hợi 1911. Còntrước đó, Trung Quốc tự gọi mình là “thiên hạ” (dưới trời) và tên nướcđược gọi theo tên của triều đại. Nước do đó là vật sở hữu của triều đại. Còntên nước của Việt Nam tách khỏi triều đại. Nước Đại Việt là chung cho cáctriều đại từ Lý đến Nguyễn. 3. Để nêu bật sự khác nhau trong cách nhìn văn chương của ViệtNam tôi xin dẫn đoạn văn dưới đây của Neil L.Jamieson, trong tác phẩm“Việc hiểu Việt Nam” (Understanding Vietnam), tác phẩm theo tôi là có giátrị bậc nhất để hiểu văn hoá Việt Nam qua cách nhìn của Phương Tây. Tácgiả vì say mê văn học dân gian Việt Nam đã học tiếng Việt ở Mỹ rồi gianhập quân đội Mỹ sang Việt Nam, làm việc trong lĩnh vực cải tiến nôngnghiệp. “Trong mọi hoạt động của tôi, cả hoạt động nghề nghiệp và hoạtđộng xã hội, vì tôi nói được tiếng Việt, tôi thấy mình phải giải thích ngườiMỹ cho người Việt và giải thích người Việt cho người Mỹ. Con số và phạmvi những hiểu lầm là không thể tưởng tượng nổi. Sau khi đã học một giáotrình nhân loại học ở trường Cao đẳng, và đã đọc có lẽ năm hay sáu quyểnsách, tôi bị các biến cố đẩy tới việc học nhân loại học một cách chính quy.Các cố gắng của tôi để đọc văn học Việt Nam thường đều dựa vào một tìnhtrạng không hiểu biết của tôi về các ước lệ văn học cũng như ngôn ngữ cổđiển và các điển tích. Đồng thời, lòng mong muốn của tôi để học thêm vềvăn học Việt Nam lại tăng lên khi những người tôi gặp trong các cuộc đicủa tôi cứ tiếp tục kể cho tôi những bài thơ hay quyển tiểu thuyết mà tôiphải đọc để hiểu, và trả lời một vài câu hỏi đã được nêu lên. Tới một trìnhđộ sẽ là sửng sốt ở Mỹ, người Việt Nam ở mọi đường đời có thể dẫn nhữngđoạn dài từ các bài thơ, và các truyền thuyết và thảo luận về những quyểntiểu thuyết cách đây ba mươi năm tựa hồ như các nhân vật là ở nhà b ...

Tài liệu được xem nhiều: