Danh mục

Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.09 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu. Thực tiễn đó đòi hỏi cán bộ quản lí các trường tiểu học phải đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mai Thị Thanh Dân Trường Tiểu học Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Tóm tắt: Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu. Tuy nhiên, vì quan niệm cho rằng học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta thường nặng về phát triển khả năng đọc - hiểu văn bản của học sinh; trong khi năng lực nghe - hiểu (như nghe để có ý kiến phản hồi hay nghe người khác đọc, kể câu chuyện và kể lại hoặc tìm hiểu nội dung câu chuyện chẳng hạn) nhiều khi xuất hiện với tần suất khá lớn trong cuộc sống mỗi người nhưng lại chưa được chú ý, kể cả trong dạy học và đánh giá. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Thực tiễn đó đòi hỏi cán bộ quản lí các trường tiểu học phải đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn. Từ khóa: Quản lí, quản lí dạy học môn tiếng việt, tiếp cận năng lực. Nhận bài ngày 10.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Mai Thi Thanh Dân; Email: thanhdanks2016@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học. Bên cạnh việc họctoán để phát triển tư duy logic cho học sinh (HS), việc học tiếng Việt sẽ giúp HS hình vàphát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, HS sẽ được học cách giao tiếp,truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Mặt khác, tầmquan trọng của Tiếng Việt ở cấp Tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kĩ năng mềm,kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kĩ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dungcủa môn học. Những kĩ năng đó chủ yếu là: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năngsuy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng làm chủ bản thân,… Thông qua các kĩTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 161năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìnnhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tậpcũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong cácmối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực,chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT chính thức công bố Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổngthể với 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình GDPT mới đặt ra chocán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) nhiều thách thức, phải thay đổi những gì đã quenthuộc, tiếp cận làm quen với cái mới về nội dung, về cách thức dạy học và cách thức tổchức, quản lí dạy học, không tránh khỏi những lúng túng, bất cập đòi hỏi phải có nhữngnghiên cứu để triển khai chương trình hiệu quả. Thực tiễn đó đòi hỏi CBQL các trường tiểuhọc phải đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) môn Tiếng Việt theo tiếp cậnnăng lực (TCNL) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn.2. NỘI DUNG2.1. Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh Dạy học theo TCNL HS cần được xem xét trên một số nét đặc trưng sau đây: Thứnhất, quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt động học của HS. Năng lực của con người đượchình thành, phát triển trong hoạt động và thể hiện trong hoạt động. Đối với HS cũng vậy,năng lực của các em được hình thành, phát triển trong hoạt động học và thể hiện rõ tronghoạt động học. Để hoạt động học trở thành phương tiện và môi trường hình thành, pháttriển năng lực (PTNL) HS thì bản thân nó phải được tổ chức sao cho có thể phát huy tối đatính tích cực và hứng thú nhận thức của HS. Ở một mức độ nào đó có thể nói, nét đặc trưngnày phản ánh bản chất của dạy học theo TCNL HS. Thứ hai, coi trọng khâu thực hành, vậndụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Năng lực là tổ hợp của kiến thức, kĩ năng vàthái độ; nhưng bản thân chúng chưa phải là năng lực. Muốn cho kiến thức, k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: